BREAKING NEWS

Video of the day

Wednesday, February 23, 2011

Bí quyết để thành đạt ( Tiếp theo phần 1)

Để cuối đời bạn tự hào rằng ta đã sống xứng đáng thì ngay bây giờ bạn hãy thể hiện đi.
NGUYÊN NHÂN KHÔNG ĐƯA RA TRƯỚC ĐƯỢC QUYẾT ĐỊNH

1.Nhiều người cho rằng, suốt đời phải theo đuổi một nghề.

Việc chọn lựa nghề nghiệp ở nhiều người thường xảy ra ở tuổi niên thiếu (ngờ nghệch, vụng dại). Có khi đối với người này quyết định như vậy là tốt thì ở người khác lại không. Rồi một lúc nào đó, họ phải thay đổi quyết định. Vấn đề quan trọng là ở chỗ: Bạn có yêu mến công việc của mình không? Cuộc đời thì quá ngắn ngủi để ngày ngày chạy theo một công việc mà mình không thực sự yêu thích. Bất luận nghề gì, bạn cũng phải chấp nhận một cuộc đua tranh với những đồng nghiệp thực sự yêu mến công việc.
 
2. Nhiều người nghĩ rằng: "Hạ hồi phân giải"

Những ai không thể đưa ra quyết định, người ấy đánh mất lòng tự tin. Không kể những trường hợp "bất khả quyết". Ngay cả khi bạn không quyết định, thì chính là lúc bạn đã quyết định đấy. Bạn đã chọn lựa: tất cả vẫn như cũ. Hoặc bạn chọn phương án "bất phân thắng bại": hoà hoãn. Tình trạng này tốn phí        quá nhiều công sức. Bạn luôn bị ràng buộc, ám ảnh, chẳng thể nào tự do vận động. Tuy nhiên nhiều người nói rằng: quyết muộn một tí cũng chẳng sao. Bạn hãy hình dung: mục tiêu của bạn đặt trên băng chuyền, nó luôn chuyển động và xa dần bạn. Nếu bạn trì hoãn một thời gian mới quyết định thì mục tiêu đã tuột khỏi tầm tay, thời cơ đã mất.
 
3. Nhiều người lo lắng cho một quyết định "sai lầm"

Ở đây không tồn tại khái niệm "sai lầm". Khi bạn quyết định là bạn đã chọn cho mình một con đường. Vì vậy bạn chẳng bao giờ biết được, cuộc đời mình sẽ ra sao, nếu mình lựa chọn khác đi.

Một ví dụ: Năm nay bạn đang cân nhắc để quyết định đi nghỉ "lên rừng" hay "xuống biển". Và bạn đã chọn lựa vùng núi. Đáng tiếc ở đó mưa dầm dề suốt cả 10 ngày phép của bạn.

Chắc mọi người đều nói rằng: "Tôi đã quyết định sai lầm". Đúng không? Chưa hẳn. Bởi vì bạn còn chưa biết, điều gì sẽ xảy ra đối với bạn khi đi biển. Biết đâu bạn bị ngộ độc thức ăn và phải nằm bẹp trên giường cho đến hết phép. Trong khi ở vùng núi có khi bạn lại làm quen được với "Người đẹp trong mơ". Trong cái rủi có cái may. Như vậy cái đánh giá ban đầu "quyết định sai lầm" không còn nặng nề nữa. Sự thật là: chúng ta chẳng bao giờ biết chính xác, liệu có tốt hơn nếu ta quyết định khác đi. Chính vì ta không biết chắc điều gì còn xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Suy đi tính lại chắc bạn tâm đắc rằng: mọi quyết định đều vẫn tốt hơn là không quyết gì cả.
 
4. Nhiều người lại cho rằng họ có thể đưa ra quyết định một cách dễ dàng mà không ngại rủi ro.

Một quyết định lý tưởng có lẽ là một quyết định khi không còn phương án thứ hai. Vì vậy mọi người có khuynh hướng chờ cho đến khi chỉ còn lại một phương án khi phương án kia đã đánh mất tính hấp dẫn của nó. Chúng ta đã ngộ nhận - vì lúc này thực ra không còn là một quyết định nữa mà cũng chẳng có sự lựa chọn nào. Chỉ khi bạn cẩn trọng cân nhắc, đánh giá cả hai phương án, thì sự lựa chọn mới có sức thuyết phục. Khi bạn đánh giá càng kỹ lưỡng phương án bị loại trừ thì phương án được chọn lựa càng có giá trị. Nếu bạn biết tự trọng, hãy sớm đưa ra các quyết định.
 
LÚC ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH LÀ LÚC TA XÁC ĐỊNH SỐ PHẬN MÌNH
 
Bạn hãy hình dung trong vài năm tới có một con người mới bước vào đời sống của bạn. Người ấy sẽ có chìa khoá nhà và ôtô của bạn. Anh ta sẽ sống trong ngôi nhà của bạn, ngồi chung bàn với bạn. Anh ta sử dụng mọi thứ mà bạn phải vất vả làm việc mới sắm được. Anh ta sẽ nhòm ngó vào sổ tiết kiệm của bạn và kiểm tra xem vài năm trở lại đây bạn có thực sự làm được cái gì không. Và khi bạn nhìn kỹ vào gương bạn sẽ nhận ra anh ta. Người ấy chính là bạn. Bạn đã sáng tạo ra con người ấy bằng những quyết định và những việc làm hôm nay.

Dáng dấp con người này ra sao? Anh ta sẽ sống như thế nào? Anh ta sẽ làm gì? Bạn bè là những ai? Anh ta có là người vui tính, có sống hết mình hay không? Tất cả đều tuỳ thuộc vào những quyết định của bạn hôm nay. Những người ít có lòng tự trọng, thường hay lo giữ mình, chẳng bao giờ dám mạo hiểm điều gì. họ sống dựa dẫm, bám víu lấy những điều mà nhiều khi bản thân họ cũng chẳng thích thú gì. Nhưng điều rủi ro lớn nhất vẫn còn, đấy là trong tương lai họ phải chịu đựng một cuộc sống buồn tẻ. Vì vậy có lần một người rất thành đạt đã nói “ Tại sao bạn không dám đối mặt với hiểm nguy, bạn có ở trên cao đâu mà bạn sợ ngã”.

Người thành đạt quan tâm tới những điều họ thực sự kỳ vọng. Họ quyết định nhanh và kiên trì phấn đấu. Ngược lại nhiều người khác quyết định rất chậm, song lại chóng vánh rời bỏ mục tiêu. Người thành đạt có khả năng quyết định nhanh vì họ biết rõ, họ mong muốn điều gì, vì họ hiểu rằng một quyết định tồi bao giờ cũng còn tốt hơn là chẳng quyết định được gì cả. Chìa khoá của khả năng quyết định nhanh chính là biết tự lượng sức mình.
 
Thực hành:

Hôm nay ta sẽ nâng cao khả năng đưa ra quyết định của mình bằng cách hạ quyết tâm tiến hành các bước sau:

1. Rèn luyện khả năng quyết nhanh. Hãy hình dung trong mình có một “ lực quyết định”, mà mỗi khi ta đưa ra một quyết định nhanh là một lần tăng ta tăng cường nó. Có những người xem xét thực đơn hàng 15 phút để rồi chỉ đặt món mì ống Italia. Bạn hãy dự định hôm nay phải quyết định trong vòng 30 giây, món ăn và đồ uống cho mình. Dù có phải ăn những thứ mà mình cảm thấy chẳng ngon miệng chút nào cả. Đúng, mọi việc nhỏ nhặt ta phải quyết định trong vòng 30 giây.

2. Trong mọi quyết định hãy tự hỏi; quyết như thế này đã hợp lý chưa? Và quyết định này có mang lại hạnh phúc cho ta và những người quanh ta? Cứ như vậy mà mỗi người học cách tư duy độc lập.

3. Hãy viết ra đáp án cho những câu hỏi: Trong vòng năm năm tới ta sẽ là ai? Ta muốn làm gì? Ta muốn có gì? Tất cả mọi quyết định đều phải hướng tới những mục tiêu này. Hãy sẵn sàng gạt bỏ mọi việc mà mình thực sự chẳng thích thú. Có như vậy ta mới có đôi tay để dành cho những giấc mơ.

4. Hãy cân nhắc, liệu còn có một quyết định nào “ khó khăn” không mà từ lâu ta không quyết được. Hãy liệt kê ra những khả năng chọn lựa. Rồi suy nghĩ đi, liệ ta có thể trao đổi với một vài chuyên gia. Nhưng trước hết phải đặt cho mình một hạn định cuối cùng bao giờ thì phải dứt điểm.

------------------------------------------------

Bí quyết 2:
LUÔN HỌC TẬP VÀ TRƯỞNG THÀNH
Nguồn - Bí quyết để thành đạt.

Share this:

Post a Comment

 
Back To Top
Copyright © 2014 những kỹ năng sống cần thiết . Designed by OddThemes