BREAKING NEWS

Video of the day

Tuesday, March 24, 2015

Phương pháp SCAMPER - Giới thiệu

Phương pháp SCAMPER - Giới thiệu

I. PHƯƠNG PHÁP SCAMPER – GIỚI THIỆU
0. Giới thiệu phương pháp.
Đệ tử:
-         Con theo học sư phụ đã lâu nhưng chưa được thọ giáo cách thức nghĩ ra ý tưởng mới. Nói cách khác, sư phụ chưa dạy con bất kỳ một phương pháp sáng tạo nào cả. Con sốt ruột lắm rồi, thưa sư phụ tiên sinh!
Sư phụ:
-         Ấy ấy! Cứ từ từ! Hôm nay ta sẽ huấn thị con phương pháp sáng tạo SCAMPER, tha hồ mà sáng tạo, ý tưởng mới tuôn ra như suối.
Đệ tử:
-         Thưa sư phụ tiên sinh, bậc trưởng lão nào đã nghĩ ra phương pháp sáng tạo này?
Sư phụ:
-         Tác giả của phương pháp sáng tạo SCAMPER đích thị là ngài Michael Mikalko tiên sinh quê xứ À-mê-ri-cà! Ngài là một trong những bậc trưởng lão trong lĩnh vực tư duy sáng tạo trên cõi đời này.
 Chân dung ngài Michael Michalko tiên sinh. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Danh tiếng của ngài Michalko tiên sinh có vang vọng đến làng ta không, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Ngài là tác giả cuốn sách Cracking Creativity, được công ty sách AnphaBook hợp tác nhà xuất bản Tri Thức chuyển ngữ sang tiếng làng ta và phát hành vào tháng 1/2009 với tựa là Đột phá sức sáng tạo - Bí mật của những thiên tài sáng tạo, dày 471 trang, giá bìa 71.000 đồng. Có thể đặt hàng qua website của các công ty phát hành sách hoặc nhà sách để được giao hàng tận nơi.
Bìa cuốn sách Đột phá sức sáng tạo. (ảnh: nguồn internet)
Đệ tử:
-         Thưa sư phụ tiên sinh, vì đâu mà phương pháp sáng tạo được gọi là SCAMPER?
Sư phụ:
-         SCAMPER là gì? Là viết tắt chữ cái đầu của các từ sau: Substitute (thay thế), Combine (kết hợp), Adapt (thích ứng), Modify (điều chỉnh), Put (sử dụng vào việc khác), Eliminate (hạn chế) và Reverse (đảo ngược).




Bản đổ tư duy của phương pháp SCAMPER. (ảnh: nguồn internet)


1. Phép thay thế - SUBSITUTE.
Đệ tử:
-         Thưa sư phụ tiên sinh, xin cho một ví dụ minh họa về phép thay thế - SUBSTITUTE!
Sư phụ:
-         Ok! Con xem hình sau và suy ngẫm về phép thay thế - SUBSITUTE. Trong phần sau có một bài trình bày chi tiết về phép thay thế với hàng trăm hình ảnh minh họa.
Minh họa Phép thay thế - SUBSITUTE. (ảnh: nguồn internet)
2. Phép kết hợp - COMBINE.
Đệ tử:
-         Thưa sư phụ tiên sinh, xin cho một ví dụ về phép kết hợp!
Sư phụ:
-         Ok! Con xem hình sau và suy ngẫm về phép kết hợp - COMBINE. Trong phần sau có một bài trình bày chi tiết về phép kết hợp với hàng trăm ví dụ minh họa.
Minh họa Phép kết hợp - COMBINE. (ảnh: nguồn internet)
3. Phép thích ứng - ADAPT
Đệ tử:
-         Thưa sư phụ tiên sinh, xin cho một ví dụ minh họa về phép thích ứng!
Sư phụ:
-         Ok! Con xem hình và suy ngẫm về phép thích ứng - ADAPT. Trong phần sau có một bài chi tiết về phép thích ứng với hàng trăm ví dụ minh họa.

Minh họa Phép thích ứng - ADAPT. (ảnh: nguồn internet)
4. Phép điều chỉnh - MODIFY.
Đệ tử:
-         Thưa sư phụ tiên sinh, xin cho một ví dụ minh họa về phép điều chỉnh!
Sư phụ:
-         Ok! Con xem hình sau và suy ngẫm về phép điều chỉnh - MODIFY. Trong phần sau có một bài trình bày rất chi tiết về phép điều chỉnh với hàng trăm ví dụ minh họa.

Minh họa Phép điều chỉnh - MODIFY. (ảnh: nguồn internet)
5. Phép sử dụng vào việc khác - PUT.
Đệ tử:
-         Thưa sư phụ tiên sinh, xin cho một ví dụ minh họa về phép sử dụng vào mục đích khác - PUT!
Sư phụ:
-         Ok! Con xem hình sau và suy ngẫm về phép sử dụng vào mục đích khác - PUT. Trong phần sau có một bài trình bày rất chi tiết về phép sử dụng vào mục đích khác với hàng trăm ví dụ minh họa.

Minh họa Phép sử dụng vào việc khác - PUT. (ảnh: nguồn internet)
6. Phép hạn chế - ELIMINATE.
Đệ tử:
-         Thưa sư phụ tiên sinh, xin cho một ví dụ minh họa về phép hạn chế - ELIMINATE!
Sư phụ:
-         Ok! Con xem hình sau và suy ngẫm về phép hạn chế - ELIMINATE. Trong phần sau có một bài trình bày rất chi tiết về phép hạn chế với hàng trăm ví dụ minh họa.
Minh họa Phép loại bỏ - ELIMINATE. (ảnh: nguồn internet)
7. Phép đảo ngược - REVERSE.
Đệ tử:
-         Thưa sư phụ tiên sinh, xin cho một ví dụ minh họa về phép đảo ngược – REVERSE!
Sư phụ:
-         Ok! Con xem hình sau và suy ngẫm về phép đảo ngược - REVERSE. Trong phần sau có một bài trình bày rất chi tiết về phép đảo ngược với hàng trăm ví dụ minh họa.

Minh họa Phép đảo ngược - REVERSE. (ảnh: nguồn internet)
8. Tính tương đối giữa các tiếp cận.
Đệ tử:
-         Thưa sư phụ tiên sinh, hình ảnh sau đây có được nhờ vận dụng phép sử dụng vào mục đính khác (PUT) hay phép loại bỏ (ELIMINATE)?
Thêm vào hay loại bỏ? (ảnh: nguồn internet)
Sư phụ:
-         Ái chà! Con đánh đố Ta rồi! Nếu xét theo mục đích sử dụng của miếng băng keo thì hình này có được nhờ phép sử dụng vào mục đích khác. Tuy nhiên, nếu xét sự làm phiền của cô gái đối với tài xế thì đây là phép loại bỏ. Mọi sự có tính tương đối, tùy theo góc độ đánh giá.
Đệ tử:
-         Thưa sư phụ tiên sinh, hình ảnh sau có được nhờ vận dụng phép sáng tạo nào?

Thích ứng hay kết hợp hay thay thế? (ảnh: nguồn internet)
Sư phụ:
-         Ặc ặc! Tùy theo quan điểm đánh giá mà có thể hình thành từ các tiếp cận khác nhau.
9. Từ SCAMPER phát triển thành SCAMMPERR.
Đệ tử:
-         Thưa sư phụ tiên sinh, con nghe làng trên xóm dưới đồn rằng ngoài phương pháp SCAMPER còn có phương pháp SCAMMPERR, xin được thỉnh giáo thêm ạ?
Sư phụ:
-         SCAMMPERR là sự mở rộng của SCAMPER mà thôi. Trong đó MMMagnify (biến điệu) và Modify, còn RR là Rearrange (tái cấu trúc) và Reverse.


SCAMPER / SCAMMPERR. (ảnh: nguồn internet)



SCAMPER / SCAMMPERR. (ảnh: nguồn internet)


10. Vị trí của phương pháp SCAMPER.
Đệ tử:
-         Thưa sư phụ tiên sinh, con được biết xưa nay có nhiều phương pháp sáng tạo khác nhau, vì đâu mà sư phụ huấn thị phương pháp SCAMPER trước tiên?
Sư phụ:
-         Phương pháp TRIZ có tới 40 phép xử lý, quá nhiều nhớ không nổi đâu, nên ta chọn SCAMPER chỉ có 7 phép xử lý dễ nhớ hơn nhiều. Con số 7 xưa nay là số đẹp, chẳng hạn nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn, 7 kỳ quan trên thế giới, 7 viên ngọc rồng, điệp viên 007, điện tử được xếp thành 7 lớp trong nguyên tử, 7 là độ pH của nước tinh khiết, cầu vồng có 7 màu, hệ đo lường SI có 7 đơn vị cơ bản, một tuần có 7 ngày, nghệ thuật có 7 ngành, âm nhạc có 7 nốt, loài người có 7 giai đoạn tiến hóa, trên đầu người có 7 lỗ lớn, tình cảm có 7 trạng thái, Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau ngày 7 tháng 7,… Ở Nhật Bản số 7 là con số may mắn,...

-    Ngoài ra, hiện nay có 7 bài toán chưa giải được đó là: giả thuyết Poincaré, bài toán P=NP, giả thiết Hodge, phương trình Navier-Stokes, giả thuyết Riemann, giả thuyết Brich-Swinnerton và lý thuyết Yang-Mill.

Đệ tử:
-         Vậy, tại sao lại không giới thiệu phương pháp nào có 1 phép xử lý cho gọn nhẹ hơn, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Chọn các phương pháp có 1 phép xử lý thì có ít chuyện để nói với con! Thật ra, điều quan trọng nhất của phương pháp SCAMPER là tính cấu trúc của nó.



Làng Hạ, năm 6.000 trước Tây lịch thời đồ đá
Trần Ngọc Truyền

Share this:

Post a Comment

 
Back To Top
Copyright © 2014 những kỹ năng sống cần thiết . Designed by OddThemes