BREAKING NEWS

Video of the day

Thursday, June 26, 2014

5 bước giúp bạn loại bỏ nỗi lo bị cô lập



Bị cô lập không phải trường hợp hiếm gặp nơi công sở. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do hoàn cảnh khách quan, phần khác là do chính bản thân bạn lo sợ bị bỏ rơi, dẫn tới tự cô lập bản thân với mọi người.

Nếu bạn lo lắng mình bị cô lập khỏi dự án, phớt lờ trong các cuộc họp hay các sự kiện của công ty, đã đến lúc hành động. Dưới đây là 5 bước giúp bạn loại bỏ nỗi lo bị cô lập:

Trung thực

Bước đầu tiên trong quá trình kiểm soát nỗi lo bị bỏ rơi là đánh giá kỹ năng và tình thế của bạn. Bạn có thực sự cần tham gia vào một dự án của phòng ban khác? Liệu bạn có thực sự bị cô lập hay bạn bị loại ra khỏi cuộc hop chỉ dành riêng cho quản lý cấp cao? Hãy nhớ rằng trong công ty, những dự án được ghi nhận thuộc về những người gắn bó với nó lâu dài và nỗ lực hết mình với nó. Vì thế, đừng buồn rầu hay lo mình bị bỏ rơi khi bạn chỉ mới bước vào dự án và chưa có đóng góp gì nhiều.

Nhưng sẽ ra sao nếu bạn thực sự bị bỏ rơi khi mình có đóng góp tích cực? Hãy trung thực với bản thân và xem xét xem có điều gì trong cách ứng xử của mình khiến đồng nghiệp không muốn bạn tham gia. Chẳng hạn, nếu gần đây bạn tỏ ra căng thẳng và mệt mỏi, nhóm có thể nghĩ rằng không yêu cầu bạn tham gia vào dự án này là điều tốt với bạn. Hay nếu bạn ăn trưa tại chỗ thay vì tới canteen ăn uống với mọi người, đồng nghiệp sẽ nghĩ rằng bạn sẽ thấy phiền toái nếu họ mời bạn tham gia. Hoặc có thể đơn giản bạn là nhân viên mới và không ai cảm thấy biết về bạn đủ để rủ bạn tham gia cùng dự án mới.


Gắn kết

Một khi đã xác định được lý do bạn bị cô lập, hãy bắt tay ngay vào hành động bằng cách dành nhiều thời gian hơn với đồng nghiệp. Nhớ rằng bạn càng hiểu rõ về đồng nghiệp và họ càng biết tới công việc của bạn – bạn sẽ càng dễ đề nghị họ cho tham gia vào các dự án. Hãy cố gắng nói chuyện với mọi người về công việc của họ, ăn trưa với nhóm và làm việc chăm chỉ. Bạn có thể tham gia các hoạt động ngoài công sở cùng mọi người như đi nhậu, đi từ thiện…

Tốt hơn nữa, bạn có thể đề nghị đảm nhận một nhiệm vụ đặc biệt nào đó mà không ai hoặc ít người muốn làm. Việc này chứng tỏ cho đồng nghiệp thấy bạn háo hức muốn được đóng góp. Câu nói “Này, tôi muốn giúp anh về kế hoạch quảng bá mới. Nếu anh thích, tôi có thể mang tới bản sơ thảo một dự án tương tự tôi đã thực hiện năm ngoái” sẽ khiến đồng nghiệp có thiện cảm hơn với bạn hơn thay vì câu nói vu vơ “Hãy gọi tôi nếu tôi có thể giúp gì về kế hoạch quảng cáo mới”.

Thể hiện khả năng

Nếu muốn được tham gia vào các dự án, cuộc họp nhiều hơn, đặc biệt nếu bạn là người mới, hãy chắc chắn rằng bạn có điều gì giá trị để đóng góp. Đó thể là một kỹ năng đặc biệt của bạn hoặc đơn giản là sự nhiệt tình, suy nghĩ sáng tạo. Xác định điều gì bạn có thể đóng góp và để tài năng của mình tỏa sáng. Một khi đồng nghiệp nhận thấy điểm đặc biệt của bạn, họ sẽ tự đề nghị bạn tham gia cùng họ.


Kiên trì

Nếu bạn đã thực hiện những điều trên và vẫn cảm thấy mình bị phớt lờ khỏi những cơ hội tốt trong công ty, đã đến lúc cần nói chuyện với sếp. Anh/ cô ấy có thể giúp bạn đảm nhận những dự án mới hoặc đảm bảo rằng bạn được tham gia vào các dự án, cuộc họp. Hoặc ngược lại, sếp sẽ giải thích tại sao bạn không được tham gia một dự án nào đó.

Tất nhiên, trước khi tới chỗ sếp với yêu cầu như vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã làm tốt công việc của mình. Bạn không thể yêu cầu thêm nhiệm vụ mới trong khi những dự án hiện tại của bạn đang bế tắc.

Thực tế

Nếu bạn vẫn cảm thấy mình như người ngoài, hãy nhìn lại bản thân. Liệu có phải nỗi lo bị cô lập của bạn đã ra ngoài tầm kiểm soát? Rốt cuộc, không ai có thể là một phần của tất cả các dự án, cuộc họp hay được mời tới tất cả các sự kiện.

Nếu bạn nhận thấy về tổng thể, mình vẫn là một phần của nhóm, nhận được những cơ hội mới và có cả đống việc cần làm, hãy tạm gác qua những cơ hội khác. Khi lo lắng về những dự án mình không tham gia, bạn có thể lơ đãng công việc mình nên làm.

Tuesday, June 24, 2014

8 nguyên tắc cần nhớ khi làm việc nhóm



Làm việc theo nhóm nghĩa là cùng nhau hướng về một mục tiêu chung, cùng phấn đấu để tìm kiếm sự thành công trong công việc. Kết quả của sự cộng tác này đôi khi hiệu quả hơn cả sự mong đợi.

Dưới đây là những nguyên tắc làm việc nhóm mà bạn cần phải nhớ:

1. Tạo sự đồng thuận

Những buổi họp là cách thức tuyệt hảo để bổi đắp tinh thần đồng đội và thói quen làm việc theo nhóm ngay từ lúc đầu mới thành lập nhóm. Những loạt buổi họp giúp các thành viên mới làm quen với nhau, tạo sự nhất trí về các mục tiêu được giao cùng các vấn đề cần giải quyết về mặt tổ chức.

Những điểm cần ghi nhớ:

        Mọi thành viên của nhóm cần thống nhất về việc phải nhắm tới.

        Các mục tiêu chỉ ổn định khi đã bàn thảo xong các biện pháp thực hiện.

        Mặc dù các thành viên của nhóm cần được định hình các mục tiêu, nhưng nên phổ biến các mục tiêu cho các hội viên nắm.

        Để đạt được những kết quả cao nhất, các mục tiêu còn phải được thử thách bằng cách kết hợp giữa những mục tiếu chung và mục tiêu riêng.


2.Thiết lập các mối quan hệ với ban quản trị

Mọi nhóm cần có sự hỗ trợ của đôi ngũ thâm niên ở cơ quan chủ quản. Ba mối quan hệ chủ yếu mà nhóm cần tới là:

        Người bảo trợ chính của nhóm

        Người đầu ngành hoặc phòng ban có liên quan

        Và bất kỳ ai quản lý tài chính của nhóm


3. Khuyến khích óc sáng tạo

Nhiều người trở thành những kẻ chỉ biết làm theo kinh nghiệm và tính cách riêng của họ. Hãy phá thế thụ động ấy và tạo tính sáng tạo.

Đừng để nhóm của bạn bị phân lớp thành những con người chuyên sáng tạo và những kẻ thụ động. Muốn vậy, bạn luôn biết hoan nghênh tính đa dạng của các quan điểm và ý tưởng, để rồi lái buổi tranh luận đi đến chỗ thống nhất.

4. Phát sinh những ý kiến mới

Việc có được những sáng kiến đòi hỏi có người lãnh đạo và cần một hình thức tổ chức nào đó, để kết quả buổi họp có thể mở ra một hướng đi.

Mọi ý kiến cần được ghi chép lên biểu đồ hay bảng để mọi người có thể nhìn thấy. Sau đó, loại bỏ những ý kiến bất khả thi và tóm tắt những ý khả thi.

Những điểm cần ghi nhớ:

        Phương pháp vận dụng trí tuệ tập thể đôi khi được gọi là “tư duy hành động nhóm”.

        Sự chỉ trích làm giảm óc sáng tạo.

        Đừng bao giờ miệt thị ý kiến nào trong buổi họp.

        Nhiều ý kiến tưởng chừng ngớ ngẩn lại có thể đưa đến những giải pháp đáng giá.

        Cần ghi mọi ý kiến lên bảng cho dù đấy chưa hẳn là ý kiến độc đáo.

        Những ý kiến sáng tạo trong những buổi họp bao giờ cũng cao hơn ý kiến của một cá nhân đưa ra.


5. Học cách ủy thác

Sự ủy thác cói hai hình thức: ủy thác công việc và ủy thác quyền hành.

Ủy thác công việc là phân nhỏ mỗi kế hoạch thành các phần việc riêng và với mục tiêu riêng, rồi phân chúng cho các thành viên của nhóm. Sau đó, phó mặc cho họ và chỉ can thiệp khi không đạt mục tiêu.

Việc ủy thác quyền hành là sau khi tham khảo ý kiến, trao cho người được ủy quyền đầy đủ quyền và để họ được hành xử nó.

Khi ủy thác, cần nhận diện các loại đặc tính khi ủy thác:

        Có khả năng muốn thực hiện: Đây là trường hợp ta gặp người được ủy nhiệm lý tưởng, sẵn lòng nhận trách nhiệm và cũng sẵn lòng tham khảo ý kiến người khác, thực hiện theo ý khi được ủy nhiệm.

        Có khả năng không muốn thực hiện: Loại người này không sẵn lòng học hỏi và tiếp thu ý kiến của người khác, thiếu tinh thần hợp tác, không nên giao quyền cho họ.

        Thiếu khả năng muốn thực hiện: Cần được đào tạo bổ khuyết những mặt yếu trước khi được ủy nhiệm.

        Thiếu khả năng, không muốn thực hiện: Giao việc cho loại người này hẳn là hỏng to.


6. Khuyến khích mọi người phát biểu

Người lãnh đạo cần động viên mọi người bàn thảo, ngay cả với ý kiến nghịch lại cũng có giá trị của nó.


7. Chia sẻ trách nhiệm

Bổ sung các cách thức hành động, giám sát tiến độ, sáng tạo, có tính xây dựng khi hoạt động nhóm gặp trở ngại tạm thời. Cũng cần tạo bầu không khí thông hiểu nhau giữa các thành viên thống nhất thông tin về tiến độ và những thay đổi đường lối làm việc.

8. Cần linh hoạt

Mỗi thành viên phải có khả năng thực hiện vai trò của mình chí ít cũng như người khác.

Mỗi người phải được phân nhiệm để hành động chủ động trong nhóm.

Dù việc khó đến đâu nhưng nếu có sự đồng lòng của toàn nhóm thì đều có thể hoàn thành.

Mọi người đều được phân nhiệm rõ ràng tử đầu đến cuối.

Mọi người đều được khuyến khích làm theo phương cách hiệu quả nhất của mình

Monday, June 23, 2014

Kỹ năng thuyết trình hiệu quả



Thuyết trình là một kỷ năng rất cần thiết và quan trọng. Khi bạn đang thuyết phục đồng nghiệp, bán hàng hay đang lên tinh thần cho nhóm, sức mạnh lời nói của bạn là điểm tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại.

Thực hành tốt những điều sau đây bạn sẽ có buổi thuyết trình cực kỳ hiệu quả đấy!

1. Chuẩn bị

Nội dung

Bạn nên dùng nhiều thời gian để nghiên cứu về chủ đề, đề tài cũng như phát triển chúng thành ý tưởng riêng.

Tổ chức bài thuyết trình

Sắp xếp các ý tưởng thành ba phần: mở đầu, diễn giải và kết thúc sao cho thật logic.

Thẻ ghi chú

Ghi chú các ý chính cần nói vào các tấm card nhỏ. Bạn có thể ghi càng ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu càng tốt. Điều này sẽ giúp bạn nhớ lại các ý chính nhanh chóng mà không cần phải đọc nhiều.

Luyện tập

Muốn thuyết trình thành công và hiệu quả thì bạn phải tập trước nhiều lần. Có như vậy, bạn mới có thể thuyết trình lưu loát và thành công.

2. Trình bày

a. Phong thái tự nhiên

Cố gắng thuyết trình một cách tự nhiên như đang trò chuyện cùng người nghe. Tránh nói với giọng đều đều như đang trả bài cũng như không nên nhìn chăm chăm và đọc lại bài thuyết trình đã chuẩn bị sẵn.

- Sự nhiệt tình: Hãy chứng tỏ quan điểm, niềm yêu thích của bạn về chủ đề đang nói thông qua giọng nói và biểu cảm gương mặt.

- Giao tiếp bằng mắt (eye contact): Duy trì sự giao tiếp bằng mắt với người nghe nhằm mục đích tăng sự tin cậy, tăng sự hứng thú, tập trung của khán giả. Đồng thời, bạn cũng có thể nhận ra sự phản hồi ngầm từ người nghe đối với bài thuyết trình của mình.

- Rõ ràng: phát âm rõ ràng, sử dụng ngôn từ phù hợp với khán giả.

b. Ngôn ngữ hình thể

- Cách đi đứng: Một dáng điệu và cử chỉ tốt sẽ truyền tải dự tự tin, chuyên nghiệp, và đáng tin cậy từ nơi bạn.

- Điệu bộ: Giữ cho bản thân tự nhiên nhất, tránh những cử chỉ lặp đi lặp lại. Dùng cử chỉ của bạn để nhấn mạnh các điểm chính và thu hút sự chú ý của khán giả

c. Phương tiện trợ giúp (visual aid):

Thường là powerpoint, tranh ảnh, đồ thị… Các phương tiện nhìn nên:

- Đủ lớn để khán giả nhìn rõ.

- Được đặt tại vị trí dễ nhìn.

- Đơn giản và dễ hiểu.

Sunday, June 22, 2014

11 kỹ năng mềm giúp sinh viên mới ra trường thuyết phục nhà tuyển dụng



11 ky nang mem giup sinh vien moi ra truong thuyet phuc nha tuyen dung


Kỹ năng mềm là một khái niệm được nhiều người đề cập đến, vai trò của kỹ năng mềm đối với sự thành công của người lao động đã được đánh giá cao. Dưới đây là các kỹ năng mềm giúp sinh viên mới ra trường thuyết phục nhà tuyển dụng.

Thứ nhất: Khả năng thích nghi nhanh

Yêu cầu của sếp luôn đa dạng vì vậy bạn cần linh hoạt trong làm việc.  Có thể bạn biết cách để viết các biên bản và thông báo theo đúng quy tắc nhưng sếp lại muốn bạn có cả khả năng ghi nhớ tốt và ghi chép nhanh trong công việc. Điều quan trọng là bạn cần có khả năng thích nghi nhanh với những yêu cầu mới thậm chí trong cả những thời điểm khó khăn, bất ổn.

Thứ hai: Nhún nhường và nhẫn nại 

Nếu bạn ngay từ sớm đã đòi hỏi mức lương cao, chức danh “oách” hoặc đề nghị thăng tiến quá sớm mà không chứng tỏ được năng lực của mình thì cuối cùng cái bạn có chỉ là biệt danh “thùng rỗng kêu to”. Lãnh đạo luôn muốn nâng đỡ các cá nhân luôn sẵn lòng vượt thách thức và chứng tỏ mình hơn là những người lúc nào cũng “ngồi chờ sung rụng”.

 Nếu có dịp, bạn hãy trò chuyện với các sếp lớn trong công ty về quá trình phấn đấu của họ để từ đó bạn trân trọng thành công và nỗ lực của người khác. Đó cũng là tấm gương phấn đấu cho chính bạn.

Thứ ba: Cập nhật thông tin

Trong trường học, các Giảng viên có thể chưa nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đọc tin tức. Thực tế, không gì ấn tượng hơn khi một “tân binh” có thể nắm bắt thông tin thời sự và liên hệ đến ngành cũng như là công việc của mình. Bạn có thể email cho sếp những thông tin nóng liên quan đến ngành nghề của công ty, hay thậm chí là tóm tắt khi bài báo quá dài.

Hãy đọc tin tức và các ấn phẩm chuyên ngành để mở rộng kiến thức. Bạn có thể tham khảo sếp và đồng nghiệp về những trang web hoặc tạp chí chuyên ngành cần đọc.


Thứ tư: Tự quản thời gian

Sinh viên mới tốt nghiệp thường cảm thấy nhiệm vụ của mình trong công ty là gật đầu, tức không được từ chối bất kỳ công việc nào được giao. Nhưng nếu làm như thế, bạn có thể không cân bằng được thời gian và xao lãng công việc chính, hoặc phải “rướn” hết mình chịu trận.

Kỹ năng tự quản thời gian là cách bạn kiểm soát năng lượng và sự tập trung của mình. Hãy hỏi sếp về thứ tự ưu tiên của các công việc và hướng dẫn bạn công việc nào sếp cần gấp và bạn nên thực hiện trước. “Hãy hỏi bản thân xem những việc bạn làm quan trọng thế nào trong công việc, có giúp bạn thăng tiến hoặc nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình hay không?”

Thứ năm: Nói trước công chúng

Nếu bạn không thể trình bày ý tưởng tốt, bạn sẽ gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động của công ty. Rất nhiều sinh viên mới ra trường không được trang bị tốt kỹ năng nói trước công chúng. Vì thế họ không thể làm tốt việc giới thiệu công ty qua điện thoại hoặc khi mặt đối mặt với đối tác tại các sự kiện giao lưu, hội họp…

Để khắc phục, bạn có thể tham gia các hoạt động tình nguyện mà tại đó, bạn có thể thực hành kỹ năng nói trước các thành viên. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham dự các cuộc họp và cho ý kiến. Hãy nghĩ đến điều quan trọng nhất mà bạn muốn truyền tải đến người nghe và diễn đạt thành lời.

Thứ sáu: Kỹ năng xử trí xung đột 

Những cuộc đối thoại căng thẳng, lắm lúc “nảy lửa” không phải là hiếm ở công sở và những ai thiếu kỹ năng xử trí vấn đề hiệu quả sẽ hẳn nhiên gặp khó khăn.Vấn đề mấu chốt là tập trung vào kết quả, chứ không phải là cảm xúc cá nhân. Cố gắng đánh giá đồng nghiệp bằng lý trí và hành xử tao nhã, cho dù bạn hoàn toàn không thể chấp nhận quan điểm của họ. Nếu bạn mở lòng với người khác thay vì vội vàng “tát nước lạnh” vào ý tưởng của họ, họ cũng sẽ mở lòng và lắng nghe bạn.
11 ky nang mem giup sinh vien moi ra truong thuyet phuc nha tuyen dung
Thứ bảy: Kỹ năng truyền đạt thông tin

Những nhà tuyển dụng muốn nhân viên của họ có thể viết được những bản báo cáo với trình tự khoa học và không có bất cứ lỗi ngữ pháp hay chính tả nào trong câu.

Thứ tám: Kỹ năng về máy móc công nghệ 


Có những công việc đòi hỏi khả năng cao về công nghệ thông tin như khả năng hiểu biết về ngôn ngữ lập trình. Tuy nhiên, có những công việc bạn xin tuyển không yêu cầu về khả năng công nghệ thông tin thì kỹ năng sử dụng thành thạo máy vi tính cũng vẫn là yếu tố cần thiết và cơ bản.


Thứ chín: Khả năng lãnh đạo

Vài năm gần đây, nhiều công ty đã cắt giảm việc thuê những nhà quản lý ở cấp độ thấp mà họ đang tìm kiếm những người có khả năng lãnh đạo ở nhiều cấp độ kể cả ở những cấp độ cao trong công ty.

Thứ mười: Khả năng làm việc nhóm
Những nhà tuyển dụng muốn tìm những nhân viên có khả năng làm việc hiệu quả, năng suất khi làm theo nhóm. Điều này đòi hỏi nhân viên đó cần có tính cách hòa đồng, tôn trọng thời hạn công việc, và sẵn sàng giúp đỡ những thành viên còn lại trong nhóm để kịp tiến độ dự án cho dù việc đó không thuộc nhiệm vụ của họ.

Thông qua những công việc làm thêm hay hoạt động ngoại khóa bạn có thể tìm kiếm kinh nghiệm làm việc nhóm.

Thứ mười một: Khả năng làm việc độc lập

Nhà tuyển dụng cũng mong chờ nhân viên của họ có thể làm việc một cách độc lập khi cần thiết. Tuy trái ngược với khả năng trên nhưng đây cũng được coi là yếu tố rất quan trọng khi đi xin tuyển.

Friday, June 20, 2014

11 kỹ năng mềm giúp sinh viên mới ra trường thuyết phục nhà tuyển dụng





Kỹ năng mềm là một khái niệm được nhiều người đề cập đến, vai trò của kỹ năng mềm đối với sự thành công của người lao động đã được đánh giá cao. Dưới đây là các kỹ năng mềm giúp sinh viên mới ra trường thuyết phục nhà tuyển dụng.
11 ky nang giup sinh vien moi ra truong thuyet phuc nha tuyen dung
Thứ nhất: Khả năng thích nghi nhanh

Yêu cầu của sếp luôn đa dạng vì vậy bạn cần linh hoạt trong làm việc.  Có thể bạn biết cách để viết các biên bản và thông báo theo đúng quy tắc nhưng sếp lại muốn bạn có cả khả năng ghi nhớ tốt và ghi chép nhanh trong công việc. Điều quan trọng là bạn cần có khả năng thích nghi nhanh với những yêu cầu mới thậm chí trong cả những thời điểm khó khăn, bất ổn.

Thứ hai: Nhún nhường và nhẫn nại 

Nếu bạn ngay từ sớm đã đòi hỏi mức lương cao, chức danh “oách” hoặc đề nghị thăng tiến quá sớm mà không chứng tỏ được năng lực của mình thì cuối cùng cái bạn có chỉ là biệt danh “thùng rỗng kêu to”. Lãnh đạo luôn muốn nâng đỡ các cá nhân luôn sẵn lòng vượt thách thức và chứng tỏ mình hơn là những người lúc nào cũng “ngồi chờ sung rụng”.

 Nếu có dịp, bạn hãy trò chuyện với các sếp lớn trong công ty về quá trình phấn đấu của họ để từ đó bạn trân trọng thành công và nỗ lực của người khác. Đó cũng là tấm gương phấn đấu cho chính bạn.

Thứ ba: Cập nhật thông tin

Trong trường học, các Giảng viên có thể chưa nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đọc tin tức. Thực tế, không gì ấn tượng hơn khi một “tân binh” có thể nắm bắt thông tin thời sự và liên hệ đến ngành cũng như là công việc của mình. Bạn có thể email cho sếp những thông tin nóng liên quan đến ngành nghề của công ty, hay thậm chí là tóm tắt khi bài báo quá dài.

Hãy đọc tin tức và các ấn phẩm chuyên ngành để mở rộng kiến thức. Bạn có thể tham khảo sếp và đồng nghiệp về những trang web hoặc tạp chí chuyên ngành cần đọc.


Thứ tư: Tự quản thời gian
Sinh viên mới tốt nghiệp thường cảm thấy nhiệm vụ của mình trong công ty là gật đầu, tức không được từ chối bất kỳ công việc nào được giao. Nhưng nếu làm như thế, bạn có thể không cân bằng được thời gian và xao lãng công việc chính, hoặc phải “rướn” hết mình chịu trận.

Kỹ năng tự quản thời gian là cách bạn kiểm soát năng lượng và sự tập trung của mình. Hãy hỏi sếp về thứ tự ưu tiên của các công việc và hướng dẫn bạn công việc nào sếp cần gấp và bạn nên thực hiện trước. “Hãy hỏi bản thân xem những việc bạn làm quan trọng thế nào trong công việc, có giúp bạn thăng tiến hoặc nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình hay không?”

Thứ năm: Nói trước công chúng

Nếu bạn không thể trình bày ý tưởng tốt, bạn sẽ gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động của công ty. Rất nhiều sinh viên mới ra trường không được trang bị tốt kỹ năng nói trước công chúng. Vì thế họ không thể làm tốt việc giới thiệu công ty qua điện thoại hoặc khi mặt đối mặt với đối tác tại các sự kiện giao lưu, hội họp…

Để khắc phục, bạn có thể tham gia các hoạt động tình nguyện mà tại đó, bạn có thể thực hành kỹ năng nói trước các thành viên. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham dự các cuộc họp và cho ý kiến. Hãy nghĩ đến điều quan trọng nhất mà bạn muốn truyền tải đến người nghe và diễn đạt thành lời.
11 ky nang giup sinh vien moi ra truong thuyet phuc nha tuyen dung
Thứ sáu: Kỹ năng xử trí xung đột 

Những cuộc đối thoại căng thẳng, lắm lúc “nảy lửa” không phải là hiếm ở công sở và những ai thiếu kỹ năng xử trí vấn đề hiệu quả sẽ hẳn nhiên gặp khó khăn.Vấn đề mấu chốt là tập trung vào kết quả, chứ không phải là cảm xúc cá nhân. Cố gắng đánh giá đồng nghiệp bằng lý trí và hành xử tao nhã, cho dù bạn hoàn toàn không thể chấp nhận quan điểm của họ. Nếu bạn mở lòng với người khác thay vì vội vàng “tát nước lạnh” vào ý tưởng của họ, họ cũng sẽ mở lòng và lắng nghe bạn.

Thứ bảy: Kỹ năng truyền đạt thông tin

Những nhà tuyển dụng muốn nhân viên của họ có thể viết được những bản báo cáo với trình tự khoa học và không có bất cứ lỗi ngữ pháp hay chính tả nào trong câu.

Thứ tám: Kỹ năng về máy móc công nghệ 
Có những công việc đòi hỏi khả năng cao về công nghệ thông tin như khả năng hiểu biết về ngôn ngữ lập trình. Tuy nhiên, có những công việc bạn xin tuyển không yêu cầu về khả năng công nghệ thông tin thì kỹ năng sử dụng thành thạo máy vi tính cũng vẫn là yếu tố cần thiết và cơ bản.


Thứ chín: Khả năng lãnh đạo

Vài năm gần đây, nhiều công ty đã cắt giảm việc thuê những nhà quản lý ở cấp độ thấp mà họ đang tìm kiếm những người có khả năng lãnh đạo ở nhiều cấp độ kể cả ở những cấp độ cao trong công ty.

Thứ mười: Khả năng làm việc nhóm

Những nhà tuyển dụng muốn tìm những nhân viên có khả năng làm việc hiệu quả, năng suất khi làm theo nhóm. Điều này đòi hỏi nhân viên đó cần có tính cách hòa đồng, tôn trọng thời hạn công việc, và sẵn sàng giúp đỡ những thành viên còn lại trong nhóm để kịp tiến độ dự án cho dù việc đó không thuộc nhiệm vụ của họ.

Thông qua những công việc làm thêm hay hoạt động ngoại khóa bạn có thể tìm kiếm kinh nghiệm làm việc nhóm.

Thứ mười một: Khả năng làm việc độc lập
Nhà tuyển dụng cũng mong chờ nhân viên của họ có thể làm việc một cách độc lập khi cần thiết. Tuy trái ngược với khả năng trên nhưng đây cũng được coi là yếu tố rất quan trọng khi đi xin tuyển.

Thursday, June 19, 2014

Bạn làm gì khi 'nổi cơn tam bành' nơi công sở?

Các cuộc tranh luận nơi công sở, những bất đồng trong công việc, thái độ quá đáng của một đồng nghiệp nào đó đôi khi cũng khiến bạn "nổi cơn tam bành". Khi đó, bạn sẽ phản ứng thế nào? Qua mỗi lần giận dữ, đồng nghiệp sẽ biết được tính cách của bạn đấy.

 Bỏ đi nơi khác

Khi giận dữ, nhiều người muốn tránh xung đột bằng cách bỏ đi. Thái độ cư xử này khiến đối phương không còn ai để gây gổ, buộc phải im lặng, nhìn lại bản thân hoặc ngồi đó gặm nhấm nỗi tức giận. Nếu bạn có phản ứng này chứng tỏ bạn khá cao ngạo nhưng rộng rãi, "dĩ hoà vi quý", không thích đôi co. Cách này khiến môi trường làm việc của bạn bớt những cuộc cãi vã không đáng có.

Lời nói cay nghiệt

Nhiều người thường dùng lời lẽ để trút giận. Những lời nói cay nghiệt thật ra không giải quyết được vấn đề mà chỉ làm hỏng mối quan hệ đồng nghiệp của bạn thôi vì khi đó đối phương cảm thấy bị xúc phạm nặng nề, khó có thể bỏ qua.

Bạn thường xử sự như vậy ư? Vậy thì trong mắt đồng nghiệp, bạn là người hiếu thắng, nóng tính, đôi khi suy nghĩ nông nổi nhưng cũng dễ quên, dễ tha thứ. Bạn thật ra cũng biết tự nhận lỗi sau khi đã hết giận.


Hành động
Điều này thường hay xảy ra với nam giới. Họ không đè nén được cảm xúc, phải bộc lộ ra ngoài bằng cách đập phá đồ đạc, thậm chí "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với đối tượng đang xung đột với mình. Tuyệt đối đừng phản ứng thế này ở công sở. Đồng nghiệp không phải là người nhà của bạn, họ không thể hiểu nổi tại sao bạn lại cuồng nộ lên như thế. Còn sếp thì càng không thể chấp nhận một nhân viên sẵn sàng đập phá mọi thứ khi tức giận.

Đây là mẫu người hướng ngoại, tính tình nóng nảy, thiếu kiềm chế. Vì tính cách này, các đồng nghiệp không thích chơi với họ.

Nước mắt


Khi hờn giận, nhiều người (chủ yếu là phụ nữ) chỉ biết khóc. Họ tự an ủi mình bằng nước mắt và cho đó là vũ khí để chứng minh sự ấm ức. Bạn khóc ở cơ quan cũng chẳng sao, nhưng đừng yếu đuối quá trước mặt đồng nghiệp, họ có thể mủi lòng nhưng cũng dễ coi thường bạn. Nên cứng rắn hơn để giải quyết được mâu thuẫn.

Nếu bạn hay rơi nước mắt khi tức giận đồng nghiệp, bạn là người giàu cảm xúc nhưng nhu nhược, yếu đuối, thậm chí bạn không biết cách tự bảo vệ mình.

Im lặng


Im lặng là cách cư xử khôn ngoan của những người làm chủ được cảm xúc. Họ biết trước hậu quả tệ hại nếu phản ứng tức thời nên tự rút lui. Khôn ngoan hơn, họ đợi đến khi bản thân và đối phương cùng "hạ nhiệt" mới gợi lại chuyện.

Đây là người biết cách hành xử, bình tĩnh trước mọi tình huống và dễ đạt được những thành công lớn. Dù đang rất giận bạn thì đồng nghiệp vẫn cảm thấy khâm phục cách cư xử của bạn.

Làm hoà

Kiểu phản ứng này chỉ có ở những người điềm tĩnh, chín chắn, luôn độ lượng với mọi người. Dù bực tức đến đâu, họ vẫn giữ được bình tĩnh và cố gắng thuyết phục đối tượng bằng lời lẽ nhẹ nhàng, có tình, có lý.

Đây là mẫu người hoà nhã, khôn khéo. Họ "biết người biết ta" nên "trăm trận trăm thắng".

Wednesday, June 18, 2014

7 kỹ năng hỗ trợ sáng tạo hiệu quả



Trong các buổi họp lên ý tưởng (brainstorming) Karen Littman - nhà sáng lập hãng trò chơi giáo dục Morphonix thường đưa nhân viên ra khỏi văn phòng. “Sự gò bó của không gian ít nhiều sẽ hạn chế sức sáng tạo. Không gian mới sẽ đem đến tâm trạng thoải mái cho đội ngũ nhân viên, đem lại những cảm giác mới và giúp giảm bớt sự e dè giữa sếp và nhân viên. Buổi họp trong công viên xanh mát hay trong một quán cà phê tĩnh lặng, ấm cúng… sẽ “lên dây cót” tinh thần và khuyến khích những ý tưởng mới nảy sinh.

Kỹ năng sáng tạo

Luôn có một người quyết định

Steven Pritzker-Giáo sư Tâm lý học của đại học Saybrook nhấn mạnh vai trò của “người quyết định” trong các buổi họp sáng tạo. Các ý tưởng hay, độc, lạ sẽ khó thành hiện thực nếu không được sự ủng hộ của những người quyết đoán và có tầm nhìn. Người quyết định cũng sẽ giúp cả team lựa chọn được một ý tưởng tốt nhất trong nhiều ý tưởng mới được đưa ra.

Đừng quá tập trung suy nghĩ

Geoff Garlock - biên kịch chuyên viết hài kịch cho nhà hát Upright Citizens Brigade ở New York chia sẻ bí quyết sáng tạo là giữ cho tâm trạng được thoải mái. Ở vai trò biên kịch, Garlock phải nắm bắt tin tức hàng ngày, viết các vở hài kịch mới dưới áp lực thời gian khá gắt gao. Những lúc này, thả lỏng, thư giãn, làm bất cứ việc gì khác khiến bạn thấy hứng thú sẽ hiệu quả hơn. Tập trung suy nghĩ không chắc sẽ giúp bạn bật ra suy nghĩ gì mới. Áp lực của thời gian, công việc làm bạn căng thẳng, mà càng căng thẳng thì không thể suy nghĩ được… Ý tưởng luôn đến rất bất ngờ .Khi bạn giữ cho đầu óc được thoải mái, các ý tưởng mới có cơ hội “thoát” ra.

Tim Jones-CEO của công ty tin học Cybrix luôn mang theo giấy bút bất kì đâu. Trong túi áo của ông bao giờ cũng có một loạt những tấm card nhỏ để ghi ý tưởng. Ở nhà ông có treo một tấm bảng trắng để viết ý tưởng. Ý tưởng sẽ xuất hiện vào lúc bạn không ngờ tới và nếu bạn không nắm bắt và ghi lại ngay, bạn sẽ rất dễ quên. Những mẩu giấy ghi ý tưởng cũng sẽ phát huy công dụng trong các buổi brainstorming theo nhóm.

Đặt mình vào vị trí khách hàng

Khi nhóm sáng tạo của Morphonix sắp cho ra đời sản phẩm mới, Littman yêu cầu nhân viên đặt mình vào vị trí của đối tượng khách hàng mục tiêu : trẻ em. Bà còn mang cả đồ chơi Lego và văn phòng để khuyến khích nhân viên suy nghĩ, sáng tạo theo cách nghĩ của trẻ em. Quá trình sáng tạo dễ khiến bạn suy nghĩ viển vông, thiếu thực tế. Vì vậy, nhu cầu, sở thích của khách hàng là kim chỉ nam để các ý tưởng phát triển đúng hướng, có tính khả thi cao.

Lập nhóm thảo luận

Matt Mickiewicz, CEO của 99designs đánh giá cao việc lập nhóm để cùng chia sẻ các ý tưởng bởi “ Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Nhóm từ 10 người trở xuống là phù hợp, trong đó, mỗi người giữ một nhiệm vụ tùy theo khả năng. Một số người chuyên phân tích tình hình, một số đóng góp ý kiến, một số khác giữ vai trò phản biện. Kinh nghiệm cá nhân của từng người sẽ là những đóng góp quý giá cho nhóm.

Giữ không gian riêng

Tuy nhiên, đối với nhiều người, sáng tạo theo nhóm là việc vô cùng khó khăn. Không phải vì họ không có khả năng làm việc nhóm, nhưng với một hoạt động mang tính cá nhân cao như thế này, sự thoải mái rất quan trọng. Để có một ý tưởng tốt, không đơn thuần là cùng nhau ngồi họp trong một phòng. Thành viên trong nhóm có thể trao đổi qua email, suy nghĩ và chuẩn bị ý tưởng trước khi họp nhóm thảo luận.
 
Back To Top
Copyright © 2014 những kỹ năng sống cần thiết . Designed by OddThemes