BREAKING NEWS

Video of the day

Thursday, February 24, 2011

Câu chuyện kinh doanh: Đột phá sáng tạo

Côlômbô là nhà thám hiểm nổi tiếng thế kỷ XV. Ông đã trải trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ mới tìm ra được “ Lục địa mới”.


Phát kiến này đã mang lại cho công Côlômbô rất nhiều sự kính trọng, lời khen ngợi và danh vọng. Nhưng cũng còn có nhiều người lại không nghĩ như vậy, họ cho rằng như thế chả có nghĩa lý gì cả và thường nói những lưòi khiêu khích khiếm nhã.

Một lần, bạn bè đến nhà Côlômbô tụ hội và nhắc đến cuộc khám phá của ông. Nhưng Côlômbô chỉ cười nhạt, không tham gia vào câu chuyện của mọi người.Rồi ông đứng dậy đi vào nhà bếp, cầm ra một quả trứng và nói:

- Ai có thể dựng đứng quả trứng này?

Mọi người chen nhau làm thử, người làm thế này, kẻ làm thế khác, nhưng đều thất bại.

- Mọi người nhìn xem tôi đây này! - Côlômbô nói, rồi nhẹ nhàng đập bẹp một đầu quả trứng, thế là nó đứng thẳng được. Nhưng có người không phục nói:

- Anh đập vỡ nó thì đương nhiên là nó đứng được rồi!

- Các anh nhìn thấy tôi đạp vỡ nó rồi, mới thấy nó thật quá đơn giản. nhưng trước đó, có ai nghĩ ra được đâu!- Côlômbô bác lại.

Những người trước đây dị nghị về Côlômbô, đều đỏ bừng cả mặt lên.

Bài học kinh doanh: Sáng tạo trong kinh doanh cũng như khám phá của Côlômbô, sau khi có kết quả rồi mọi người đều bàn ra tán vào không dứt, nhưng trước đó lại không ai nghĩ ra điểm đó để đột phá. Vì thế, công việc của bạn là nỗ lực nghiên cứu qui luật kinh doanh, tìm ra phương pháp mới. Còn cứ để mặc mọi người bàn tán. Chỉ cần bạn tác động được đến khách hàng của mình là đủ.
Lời vàng cho các doanh nhân

Hãy bỏ qua những thói quen xấu

Ai cũng có một vài thói quen... kỳ khôi, ví dụ gác chân lên ghế, rung đùi, bày la liệt đồ vật ở bàn. Có thể bạn nghĩ nó chẳng can hệ đến ai và tiếp tục duy trì.Thật ra, những thói quen đó làm mất thời gian của chính bạn hoặc gây bực bội cho người xung quanh. Đã đến lúc cần thay đổi.
Đừng để sự đãng trí và những hành động vô tình khiến người khác khó chịu và có ấn tượng không tốt về bạn.

1. Trễ hẹn
Nguyên nhân: Bạn có những lời biện hộ rất hợp lý: kẹt xe, bận việc đột xuất... Tuy vậy, sự trễ hẹn thường xuyên của bạn có thể làm người ta nghĩ rằng bạn thiếu tôn trọng họ.
Cách sửa đổi: Khi có ai đó hẹn bạn, thay vì nhận lời ngay, bạn nên khất sẽ trả lời sau. Sau đó kiểm tra lại thời gian biểu của mình trước khi ấn định giờ giấc: Hãy điểm lại xem bạn thường trễ vì lý do gì. Chẳng hạn, bạn thường gội đầu và sấy tóc mỗi sáng. Hãy tính xem việc này tốn bao nhiêu thời gian. Tiếp theo, trừ khoảng đó ra khỏi thời gian biểu của bạn. Hãy vặn đồng hồ nhanh hơn 5 phút, phòng khi bạn trễ vì những lý do đột xuất. Và dù bạn đã hết sức cố gắng nhưng vẫn đến trễ cũng đừng quên xin lỗi.
2. Quên tên người khác
Nguyên nhân: Bạn cho rằng ghi nhớ nhiều là không cần thiết. Bạn chỉ muốn giữ liên lạc với những người thật sự thân thiết, đặc biệt. Nếu biết rằng bị quên tên là một trong những điều khiến người ta khó chịu nhất.
Cách sửa đổi: Hãy lắng nghe chính mình. Thử nghiệm xem bạn có muốn nghe người khác gọi mình bằng những cái tên lạ hoắc không? Hãy chú ý ghi nhớ tên của những người mà bạn tiếp xúc. Khi nói chuyện, hãy lặp lại tên của họ nhiều lần. Điều này giúp bạn lâu quên. Cuối cùng, bạn nên nhớ rằng không có cách xưng hô nào tạo ấn tượng tốt bằng cách gọi đúng tên của họ.
3. Buôn dưa lê chuyện người khác
Nguyên nhân: Bạn muốn mọi người đừng chú ý vào điểm yếu của mình. Vì thế, bạn nhấn mạnh câu chuyện vào những thiếu sót của người khác. Điều này chứng tỏ bạn thiếu tự tin và không dám nhìn nhận nhược điểm của mình.
Cách sửa đổi: Hãy chia sẻ những kinh nghiệm của mình, thay vì moi móc thói xấu của người khác. Chẳng hạn, nói về một nhà hàng vừa rẻ vừa ngon mà bạn mới phát hiện được. Hoặc nói về những đề tài không đụng chạm đến ai như thời trang, âm nhạc, thể thao...
Bạn nên nhớ rằng khi nói xấu người khác, điều tệ hại đầu tiên là chính người nghe sẽ đánh giá thấp bạn. Hơn nữa, tai vách mạch rừng, biết đâu được bạn thân của những người bị nói xấu đang ngồi đâu đó xung quanh bạn. Hẳn bạn cũng không muốn gây xích mích?
4. Bừa bãi
Nguyên nhân: Bạn muốn mọi thứ phải cùng lúc ở ngay trước mặt mình cho khỏi quên. Bạn có nghĩ rằng chính điều này tiêu tốn khá nhiều thời gian? Ấy là bởi bạn phải mất công lục tìm xem việc nào nên làm trước.
Cách sửa đổi: Thay vì vứt lung tung trên bàn, bạn hãy xếp từng loại tài liệu vào những file có màu sắc khác nhau. Ví dụ, file đỏ là việc cần làm trước, xanh da trời là việc thứ hai, còn những việc chưa cần gấp, bạn nên xếp vào file vàng. Như vậy, tất cả tài liệu vẫn nằm trước mặt bạn mà lại rất trật tự, món nào ra món ấy. Chúng giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian.
5. Cầu toàn
Nguyên nhân: Khi làm việc gì, bạn luôn đặt ra mục tiêu rõ ràng. Bạn không bao giờ chấp nhận những sơ suất, cho dù là cực nhỏ, xảy ra trong quá trình thực hiện.
Cách sửa đổi: Hãy đơn giản hóa mọi việc. Nên thử làm những việc nhỏ, như rửa bát chẳng hạn, và tự yêu cầu mình phải hoàn thành trước trong thời gian ngắn nhất. Bạn sẽ thấy là đôi khi chính mình cũng không đủ thời gian để làm công việc đó một cách hoàn hảo.
Thỉnh thoảng, nên tham gia những lĩnh vực mà mình không giỏi lắm. Giả sử bạn bơi cực giỏi, hãy góp mặt vào một nhóm hát hoặc chơi một môn thể thao mà từ trước đến nay bạn thường e ngại, ví dụ như bóng rổ, trượt pa-tin.
Theo SGTT

5 bài học diễn thuyết từ CEO của Cisco

Mới đây, hãng công nghệ truyền thông Cisco Systems đã công bố một chiến dịch quảng cáo và tiếp thị đầy tham vọng trị giá 100 triệu USD nhằm giá tăng mức độ nhận thức nhãn hiệu của người tiêu dùng hàng ngày đối với các sản phẩm của hãng.
  
Chiến dịch quảng cáo làm mọi người nhớ tới cuốn sách best-seller một thời về CEO John Chamber, 10 Simple Secrets of the World's Greatest Business Communicators (10 bí mật đơn giản của Nhà giao tiếp kinh doanh lớn nhất thế giới). 
Nhiều người đã phải ngạc nhiên trước khả năng “làm say đắm lòng người” của John Chambers khi đứng trước đám đông nhân viên, khách hàng và các nhà đầu tư. Không ai phản đối, Chambers đã trở thành một trong những nhà giao tiếp kinh doanh thuyết phục nhất nước Mỹ ngày nay. Còn bây giờ, hãy hình dung bạn sẽ thành công như thế nào trong giao tiếp kinh doanh một khi khách hàng luôn phải “ngạc nhiên và sửng sốt” vì bạn.
Thử hình dung bạn sẽ thành công thế nào nếu có thể kết hợp hiệu quả 5 kỹ năng giao tiếp, trình bày và diễn đạt trước đám đông mà John Chamber - CEO của công ty công nghệ Cisco System đã đúc kết sau đây.
1. Bán lợi ích.

Cisco bán những gì? Về bề ngoài, Cisco bán các sản phẩm phần cứng mà phần lớn chúng ta có thể không để ý tới - các bộ router và switch có chức năng kết nối các mạng lưới và cộng đồng người sử dụng trên Internet. Nhưng một khi bạn được lắng nghe những trình bày, giới thiệu của Cisco, bạn sẽ thấy người đàn ông này còn bán được nhiều hơn thế. Chambers bán ước mơ về một thế giới được trở nên tốt hơn nhờ phần cứng của Ciscos, thế giới mà trong đó Internet không ngừng cải thiện cách thức chúng ta sinh sống.
Trong thế giới các doanh nhân mới, Mark Leibovich giải thích tại sao Chambers ban đầu đã đảm nhận công việc bán hàng tại IBM khi mà kiến thức của ông thích hợp hơn với công việc tiếp thị hay hoạt động kinh doanh: “Công ty không bán sản phẩm mà trên thực tế là bán những giấc mơ - những giấc mơ về một quy trình kinh doanh được cải thiện hiệu quả hơn. Đó chính là triết lý cho phép Chambers rao giảng những niềm hy vọng và triển vọng tuyệt vời hơn những gì ông thực sự đang bán”. Hãy bán những giấc mơ. Rao giảng niềm hy vọng. Đó là chìa khoá trong năng lực của Chamber để thuyết phục và động viên mọi người khi giao tiếp, trình bày trước đám đông.
2. Kể những câu chuyện.

Chiến dịch tiếp thị và quảng cáo mới của Cisco nhắm tới mục tiêu thu hút các nhà đầu tư và khách hàng tiềm năng bằng việc kể nhiều câu truyện khác nhau. Khẩu hiệu quảng cáo của chiến dịch là “Giọng nói của Mạng lưới con người” (Voices of the Human Network) và giải thích Internet đang làm thay đổi cuộc sống hàng ngày và kết nối mọi người trên toàn thế giới như thế nào. Đó là một chủ đề nhất quán trong các buổi nói chuyện, trong các cuộc giao tiếp kinh doanh của Chambers, bán lợi ích của sản phẩm công nghệ bằng việc kể cho mọi người những câu truyện về việc những lợi ích đó cải thiện cuộc sống con người như thế nào.
Trên trang web của Cisco, công ty luôn động viên mọi người chia sẻ các câu chuyện liên quan tới tính hiệu quả mà internet tác động tới cuộc sống của họ. Các câu chuyện mang tính chân thành, cá nhân và tràn đầy cảm xúc. Ví dụ, một câu chuyện “Kết nối phương thuốc chữa bệnh” (Connected to a Cure) đã miêu tả một phụ nữ mới sinh con nhiễm một loại virus hiếm liên quan tới đường hô hấp khiến bà thở rất khó. Các bác sỹ bó tay và không thể tìm nổi một bài viết nào được xuất bản về loại virus lạ này. Bà đã đưa câu chuyện của mình lên Internet và rồi đã gặp được một phụ nữ mới sinh khác cũng nhiễm loại virus giống hệt như bà.
Và qua giới thiệu trực tuyến của người phụ nữ kia, bà đã liên hệ với vị bác sỹ hiểu biết về căn bệnh của bà và trong vòng một tháng bà đã khỏi bệnh. Bạn có để ý còn khiếm khuyết điều gì? Yếu tố vui vẻ. Không phải. Sự lạc quan không truyền cảm hứng. Mà chính câu chuyện đã làm như vậy. Chủ đề chung đó là việc kết nối Internet đã đưa mọi người đến gần nhau hơn và đó là một trong những chức năng của sản phẩm Cisco. Nhưng bản thân các thiết bị phần cứng không hấp dẫn mọi người. Mà chính những gì các thiết bị phần cứng làm được cho mọi người mới thực sự lôi cuốn. 

3. Chuẩn bị kỹ lưỡng trở thành một thói quen bắt buộc.
 

Khi phải chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn, trình bày giới thiệu hay hội thảo, John Chambers luôn diễn tập, trình bày phát biểu thử một đến hai lần. Trong căn phòng 5000 nhân viên, từng người và tất cả mọi người đều cảm thấy như thế Chambers đang nói chuyện trực tiếp với họ. Đó là vì Chambers nỗ lực hết mình để khiến mọi người cảm thấy như đang liên lạc trực tiếp với ông.
Những nhà quản trị khác làm việc gần gũi với Chambers trong các buổi trình bày giới thiệu cho biết ông hoàn toàn tiếp thu và truyền đạt rõ ràng nội dung thông điệp. Nếu ông nói chuyện với bảng trình diễn PowerPoint, ông sẽ xem xét lại nhiều lần các slides được in ra giấy để nhớ kỹ từng gạch đầu dòng một và đảm bảo quy trình diễn ra hợp lý nhất. Nhưng mọi thứ chưa dừng ở đó. Ông biết rõ ở đâu cần chuyển giọng, khi nào cần rời bục nói chuyện và đi xuống với khán giả, khi nào sẽ tán dương mọi người bằng tên riêng, và khi nào thì tạm dừng chốc lát.
Chambers làm chủ hoàn toàn các dữ liệu chuẩn bị cũng như cách thức trình bày, diễn đạt chúng. Sự nhẩm lại cho phép ông diễn tả được những tiếp xúc bằng mắt đối với những luận điểm quan trọng tới tất cả mọi người trong phòng thay vì đọc to từ các chú ý hay các slide trình diễn. Chính những chuẩn bị đã đảm bảo khả năng này. Chambers luôn thể hiện được sự nhiệt tình, say mê, gắn kết và hoàn toàn thoải mái khi giao tiếp, trình bày. 

4. Tự tin sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
 

Những người quan sát cho biết rằng luôn có một chất lượng kiểu “Bộ trưởng tín ngưỡng” trong các bài phát biểu của Chambers. Ông được mệnh danh là một nhà truyền giáo theo nhiều cách khác nhau. Chambers thuyết giáo sức mạnh của Internet kết nối mọi người trên thế giới và minh hoạ nó bằng việc phá vỡ các rào cản vật chất giữa ông và mọi người. Ông đi lại xung quanh khi trình bày, ông biết khi nào đi xuống với khán giả. Ông đặt tay lên vai mọi người. Ông nhìn thẳng vào mắt mọi người. Ông diễn đạt cả bằng những cử chỉ cơ thể. Ngôn ngữ cơ thế của Chambers luôn thích hợp, tự tin và có kiểm soát. Chambers đảm bảo rằng sức mạnh cử động cơ thể của ông thích hợp nhất với sức mạnh lời nói. 

5. Chiến thắng các thách thức cá nhân.

Chambers đã phải vật lộn để chiến thắng chứng bệnh khó đọc. Trong khi chứng bệnh này khiến ông gặp rất nhiều khó khăn trong sự nghiệp, nó vẫn không đánh bại được ý chí quyết tâm của ông. Trong một cuộc phỏng vấn do tạp chí Chief Executive thực hiện, Chamber cho biết ông đã tận dụng thách thức này để đưa ông trở thành một nhà giao tiếp kinh doanh tuyệt vời.
Theo Chambers, chứng bệnh khó đọc đã buộc ông phải nhìn những bức ảnh lớn thay vì đọc chi tiết câu chữ và chính điều này đã giúp đỡ ông rất nhiều hình thành kỹ năng giao tiếp ấn tượng do mọi người giờ đây chán nản với việc lắng nghe các thông tin chi tiết. Họ mong muốn thấy những bức ảnh lớn và Chambers đã làm được điều này. Chứng bệnh đọc khó cũng buộc ông phải nhớ những điểm chính trong bài trình bày và phải chuẩn bị kỹ lưỡng hơn những người khác - kết quả đã dẫn tới một nhà lãnh đạo có khả năng giao tiếp, trình bày một cách thuyết phục, rõ ràng và cuốn  hút người nghe.
Xuyên suốt sự nghiệp bán hàng và ngày nay là quản trị cấp cao, Chambers đã không ngừng nỗ lực làm việc để trở thành một nhà giao tiếp kinh doanh hoàn hảo hơn. Những nhà tư vấn bên cạnh ông cho biết họ từ lâu đã xem ông nổi lên như một nhà diễn thuyết tài ba thông qua các nỗ lực làm việc, sự chuẩn bị và gắn kết của ông. Vậy làm thế nào để bạn có thể trở thành một nhà diễn thuyết tuyệt vời? Hãy học hỏi kinh nghiệm của Chambers.
 
5 BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐÚC KẾT: 

1. Bán lợi ích của sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp.

Thay vì sử dụng những miêu tả kỹ thuật, tính năng để bán sản phẩm, bạn cần cho thấy nó có thể giúp ích cho người mua trong cuộc sống hàng ngày. Khả năng diễn giải giá trị của tất cả các khía cạnh lợi ích của công ty, bao gồm cả các sản phẩm, dich vụ, là một phần thiết yếu trong khả năng thuyết phục và động viên các nhà đầu tư, khách hàng và nhân viên của Chambers. 
2. Kể những câu chuyện dễ hiểu và ghi nhớ.

Chambers luôn thêu dệt thành công những câu chuyện đơn giản và cuốn hút có tác dụng lôi cuốn các nhà đầu tư và các khách hàng tiềm năng. Sự vui nhộn chưa hẳn đã cuốn hút mọi người. Chính các câu chuyện chân thành, mang tính cá nhân và tràn đầy cảm xúc mới có thể làm được điều đó. 
3. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng và đảm bảo nó trở thành một thói quen của bạn.

 Chambers luôn ghi nhớ những điểm chính, dòng chảy và nội dung của bài trình bày, diễn thuyết. Ông biết rõ ở đâu cần chuyển giọng, khi nào cần rời bục nói chuyện và đi xuống với khán giả, khi nào sẽ tán dương mọi người bằng tên riêng, và khi nào thì tạm dừng chốc lát.
4. Hãy phá vỡ các rào cản vật chất giữa bản thân bạn và khách hàng.
Chambers luôn đi lại xung quanh khi trình bày, ông biết khi nào đi xuống với khán giả. Ông đặt tay lên vai mọi người. Ông nhìn thẳng vào mắt mọi người. Ông diễn đạt cả bằng những cử chỉ cơ thể. Ngôn ngữ cơ thế của Chambers luôn thích hợp, tự tin và có kiểm soát. Chambers đảm bảo rằng sức mạnh cử động cơ thể của ông thích hợp nhất với sức mạnh lời nói.
5. Tập trung vào một bức tranh lớn thay vì đơn thuần đọc to các chi tiết.

Người nghe ngày nay dễ dàng chán nản với các chi tiết cụ thể. Họ mong muốn thấy những bức ảnh lớn và Chambers đã làm được điều này. Ông nhớ những điểm chính trong bài trình bày và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn những người khác - kết quả đã dẫn tới một nhà lãnh đạo có khả năng giao tiếp, trình bày một cách thuyết phục, rõ ràng và cuốn  hút người nghe.
 
Theo UniCom

Bốn bí quyết tìm việc thành công

Bất kỳ ai cũng ít nhất một lần đi xin việc. Có người giỏi chuyên môn nhưng xin việc mãi vẫn không đâu nhận, trong khi đó nhiều người khác trình độ không bằng, thì lại dễ dàng tìm được việc ưng ý. Rõ ràng, tìm việc ngoài kỹ năng chuyên môn và một bộ trang phục thích hợp còn chứa đựng nhiều yếu tố khác.



Trước hết phải dành thời gian để chuẩn bị và suy nghĩ về công việc ưng ý mà bạn mơ ước. Bạn hãy đặt ra câu hỏi: những kế hoạch trước đây của mình về nghề nghiệp chuyên môn có còn giá trị không? Thị trường việc làm đã thay đổi ra sao vào thời điểm này? Và điều quan trọng là cần phải xác định mục tiêu nghề nghiệp chuyên môn rõ ràng. Càng biết chắn chắn nơi mình muốn đến bao nhiêu, thì bạn càng có khả năng đạt được mục tiêu bấy nhiêu.

Tìm việc với bốn bí quyết mang tính chiến lược dưới đây chắc chắn sẽ có kết quả hơn nhiều so với việc đơn giản chỉ phản ứng một cách tự nhiên trước các quảng cáo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc cố gắng để có được một vị trí không thực sự hấp dẫn với bạn.

Bí quyết 1: Biết rõ phải tìm việc ở đâu
Ngày nay, mặc dù nhiều công ty có sử dụng các chuyên gia săn đầu người để kiểm tra các ứng viên, đặc biệt là những vị trí quản lý cấp cao, song các phần mềm kiểm tra sơ yếu lí lịch, những bài đánh giá trực tuyến để phân loại ban đầu các ứng viên vẫn là những công cụ phổ biến.

“Và thay vì đăng các thông báo tuyển dụng mở trên phương tiện thông tin đại chúng, nơi có thể thu hút các ứng viên đủ loại, các công ty có xu hướng sử dụng quảng cáo trên những tạp chí, báo chuyên ngành hoặcnhững mục quảng cáo tuyển dụng chuyên về lĩnh vực của họ”, Mark Bartz, đồng sáng lập hãng tư vấn tìm việc Executive Careers Inc, cho biết.

Còn theo Ginny Gomez, phó chủ tịch phát triển sản phẩm của hãng Peopleclick, một công ty tư vấn và phần mềm về tuyển dụng: “Các công ty ngày nay có xu hướng thông báo tuyển dụng trên trang web của công ty, hay những trang web việc làm. Về phía các ứng viên, họ cũng có thể chủ động đăng gửi sơ yếu lý lịch vào đây, thông báo mình tìm một loại công việc cụ thể nào đó”. Khi có nhu cầu cho một vị trí công việc mới, một hệ thống sẽ tự động sắp xếp và gạn lọc các bản sơ yếu lý lịch thông qua những từ khóa để tìm kiếm các ứng viên thích hợp.

Và khi bạn sử dụng trang web của một công ty để đăng gửi sơ yếu l
ý lịch, bạn có thể phải trả lời một loạt các câu hỏi thiết kế sẵn nhằm đem lại cho nhà tuyển dụng một vài nhận định nào đó. Họ muốn đánh giá sơ bộ xem năng lực bạn có thích hợp với loại công việc bạn muốn tìm hay không, đồng thời kiểm tra các kỹ năng của bạn.

“Các câu hỏi như vậy luôn là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược tuyển dụng của các công ty, và các ứng viên nên biết rằng nếu không vượt qua những đánh giá sơ bộ này, họ sẽ bị loại ngay lập tức”, Gomez nói.

Bí quyết 2: Đảm bảo rằng công ty quan tâm tới bạn
“Hãy thiết kế bản sơ yếu l
ý lịch để nêu bật kinh nghiệm có liên quan tới công việc bạn đang dự tuyển. Đồng thời, bạn cần nêu bật lý do tại sao nhà tuyển dụng nên quan tâm tới bạn”, Phil Carpenter, phó chủ tịch tiếp thị tại SimplyHired.com, một trang web tìm việc trực tuyến, cho biết.

Theo Amy Hoover, phó chủ tịch điều hành TalentZoo, một nhà tuyển dụng chuyên về các công việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thì để làm được điều này “cần phải nhấn mạnh kết quả, chứ không phải hành động”.

“Mục tiêu của bạn là để người đọc bản sơ yếu lý lịch cuối cùng phải đặt ra câu hỏi: làm thế nào mà anh ta làm được điều này?”, Mark Bartz cho biết.

Muốn nổi bật thì ngoài việc đưa ra những câu trả lời thể hiện trình độ chuyên môn, và kinh nghiệm, còn phải chứng tỏ cả những kỹ năng tuyệt vời khác không thể đào tạo được dễ dàng như trực giác, sáng tạo, sâu sắc, tháo vát,.... “Đây là nhân tố then chốt giúp bạn được nhận vào làm việc”, Bartz nói.

Bên cạnh đó, một vấn đề khác cần phải quan tâm là sau khi bản sơ yếu l
ý lịch của bạn đã vượt qua vòng sơ loại đầu tiên này, thì điều gì giúp nó lọt vào trong top 10? Câu trả lời là các từ khoá tương thích tối  đa với công việc bạn đăng gửi. Có như vậy nó mới thích hợp với các phần mềm kiểm tra tra sơ yếu lý lịch.

Bartz đề xuất về việc đánh bóng bản thân trên các bản sơ yếu l
ý lịch và thư giới thiệu phải sao cho ngắn gọn nhưng đủ ý. Ví dụ “một nhà tiếp thị sản phẩm với chuyên môn trong hoạt động xây dựng nhãn hiệu và nghiên cứu thị trường”. Sau đó, nêu bật kinh nghiệm trong quá khứ của bạn trong khoảng 12 đến 20 từ hay cụm từ nói về từng lĩnh vực chuyên môn, ví dụ đối với hoạt động nghiên cứu thị trường, bạn có thể cho biết rằng mình đã làm việc với các dự án liên quan tới “nghiên cứu nhân khẩu học” hay “chu kỳ sống của sản phẩm”.

Bí quyết 3: Giải thích rằng bạn mong muốn công việc này
Việc bạn muốn một vị trí công việc và thể hiện điều đó là hai việc hoàn toàn khác biệt.

“Những gì sẽ khiến bạn trở nên khác biệt với các đối thủ cạnh tranh tại cùng một vạch xuất phát là một bức thư giới thiệu chi tiết để nhân viên tuyển dụng biết bạn đã thực sự dành thời gian để suy nghĩ về hoạt động kinh doanh của công ty họ và vai trò mà bạn có thể đảm nhận hiệu quả nếu được tuyển dụng vào công ty”, - Phil Carpenter cho biết.

Còn theo Amy
Hoover , bạn thể hiện cho công ty thấy bạn suy nghĩ như thế nào về các hành động giúp tiếp thị sản phẩm tốt hơn hay cải thiện chất lượng dịch vụ hiệu quả hơn. Nó sẽ giúp bạn trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác.

“Trong cuộc phỏng vấn, hãy nêu bật các dự án thành công mà bạn đã từng làm và cảm thấy sung sướng vì đã đặt hết vào đó tình cảm và tâm huyết của mình. Đấy chính là một đặc tính các nhà tuyển dụng rất mong thấy được ở các ứng viên xin việc”, - Mark Bartz cho biết.

Bí quyết 4: Tìm hiểu về công ty dự tuyển
“Việc có những hiểu biết đầy đủ về bản chất công việc bạn dự tuyển, về công ty bạn mong muốn làm việc và về ngành công nghiệp công ty hoạt động là vô cùng thiết yếu”, - Ginny Gomez cho biết.

Còn theo Mark Bartz, bạn nên tìm hiểu về công ty dự tuyển thông qua một người nào đó bên trong công ty. Nếu cá nhân bạn không biết một ai đó trong công ty, bạn có thể tìm thấy những thông tin cần thiết qua những trang web về mạng lưới kinh doanh tại địa phương.

Cuối cùng, sự lịch thiệp, nhã nhặn trong các giao tiếp tìm việc luôn là một tài sản quý giá. “Một cái bắt tay thích hợp cùng lời cảm ơn đúng lúc sẽ có tác dụng rất lớn”, - Amy Hoover cho biết, “Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ gửi e-mail cảm ơn tới nhà tuyển dụng trong vòng hai mươi tư giờ sau cuộc phỏng vấn”.

Và bạn không nên thất vọng nếu không tìm được việc sau nhiều nỗ lực. Trên thực tế, không ít người thành đạt đã phải mất nhiều thời gian để có được một công việc như mong muốn. Lúc này, điều quan trong là bạn phải tiếp tục với những bước đi trên và điều chỉnh theo tình hình thực tế. Bạn nên định kỳ xem xét lại để đánh giá thư xin việc, sơ yếu lý lịch, phương pháp tìm kiếm của mình, các ngành và công việc bạn đang xin vào làm. Việc đó sẽ giúp bạn tiếp tục giữ đúng hướng đi và giảm thiểu những cố gắng không cần thiết.
Theo Bwportal/ CNN Money

Những cái bẫy doanh nghiệp trẻ thường gặp

Hình minh họa
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu thị trường, nhiều doanh nghiệp không có cơ hội kỷ niệm sinh nhật lần thứ 2 của mình và bị “khai tử” ngay trong năm đầu hoạt động. Thương trường với luật chơi khắc nghiệt của nó không bao giờ nương tay đối với những doanh nghiệp “ngây thơ”.



Để có thể tồn tại lâu hơn trong môi trường cạnh tranh ngày một gay gắt, các doanh nghiệp trẻ nên hết sức chú ý để tránh sa vào những “cái bẫy” dẫn đến sai lầm trong chiến lược hoạt động và phát triển.
Bẫy thứ nhất: Quá quan tâm tới khách hàng mà không để ý đến vấn đề tài chính
Có nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh vỡ nợ chỉ bởi vì họ tập trung quá nhiều vào doanh thu mà xem nhẹ khâu quản lý công việc kinh doanh. Để tránh rơi vào tình trạng này, bạn nên lập bảng theo dõi để dễ dàng kiểm tra hàng tuần. Bảng theo dõi này ít nhất phải bao gồm doanh thu, lợi nhuận biên, ngân quỹ, số lượng hàng bán được, chi phí… Mỗi quý cần kiểm tra xem nhu cầu khách hàng tăng trưởng như thế nào để có mức cung phù hợp. Bạn đã phân tích nhu cầu tiềm năng của khách hàng hay chưa? Bạn đã có kênh phân phối tốt chưa? Giá cả có cạnh tranh được với thị trường hay không? Đối với vấn đề tài chính, ba câu hỏi cần đặt ra là: tôi phải thu cái gì, tôi phải trả cái gì và tôi còn bao nhiêu tiền trong tài khoản?
Để làm được việc này, bạn nên tuyển một kế toán giàu kinh nghiệm. Họ sẽ giúp bạn phát hiện những bất thường trong vấn đề tài chính để cảnh báo bạn kịp thời.
Bẫy thứ hai: Không dám đàm phán với chủ nợ
Trong trường hợp gặp khó khăn về tài chính, nhiều chủ doanh nghiệp không dám đàm phán với ngân hàng cho họ vay tiền mà quên mất rằng, nếu doanh nghiệp của mình đóng cửa thì ngân hàng đó cũng không lấy lại được số tiền đã cho vay. Điều này có nghĩa là ngân hàng thường sẵn sàng đàm phán với bạn.
Bẫy thứ ba: Yếu kém trong việc phân tích các nguồn khách hàng có nguy cơ rủi ro cho doanh nghiệp
Chẳng ích gì khi bạn cứ mãi chạy theo một hợp đồng không có khả năng thanh toán. Chính vì vậy, việc quan trọng nhất là phải tìm hiểu khả năng tài chính của khách hàng. Tuy nhiên, khi không may gặp phải khoản nợ khó đòi, bạn có thể nhờ sự trợ giúp của các cơ quan pháp luật hoặc các công ty đòi nợ chuyên nghiệp.
Bẫy thứ tư: Phụ thuộc vào khách hàng
Đôi khi, doanh nghiệp bị phá sản là do phần lớn nguồn doanh thu phụ thuộc vào một khách hàng chủ chốt nào đó và khi khách hàng này chuyển sang sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp khác hoặc rơi vào cảnh phá sản, ngay lập tức họ sẽ bị lao đao theo. Để tránh nguy cơ này, bạn cần đa dạng hoá nguồn khách hàng đồng thời phải xác định rõ rằng, nguồn lợi từ một khách hàng không được chiếm quá 30% doanh thu của công ty. Lý tưởng nhất là đa dạng hoá khách hàng theo loại hình kinh doanh: một phần ba là các doanh nghiệp lớn, một phần ba là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (những đối tượng khách hàng trung thành nhất) và một phần ba là các đơn vị khác.
Bẫy thứ năm: Đầu tư không hiệu quả
Đơn hàng đến dồn dập có thể khiến chủ doanh nghiệp đầu tư tràn lan và tuyển dụng nhân viên ồ ạt trong khi không tính đến tiềm lực tài chính cũng như khả năng thu hồi vốn về lâu dài. Đây chính là một trong những nguyên nhân thất bại cổ điển nhất nhưng cũng là “cái bẫy” nhiều doanh nghiệp mắc phải nhất. Cách phòng tránh hiệu quả là nghiên cứu thị trường thật kỹ lưỡng và nghiêm túc để có hướng đầu tư phù hợp với khả năng của mình, không bị lúng túng hay choáng ngợp khi đơn hàng đổ về nhiều.
Bẫy thứ sáu: Kinh doanh theo kiểu cá thể, đơn lẻ
Một số doanh nghiệp không thể tồn tại nếu họ đứng một mình, không tiếp cận với những tổ chức mang lại cho họ nguồn khách hàng hoặc không tiếp xúc với những chuyên gia tư vấn để có thể nhận được những lời khuyên bổ ích. Tuỳ theo từng loại mặt hàng kinh doanh, bạn có thể tham gia vào các hiệp hội khác nhau, đồng thời liên kết với các doanh nghiệp khác để tận dụng hệ thống phân phối và cũng như khai thác nguồn khách hàng của họ.
Bẫy thứ bảy: Không quan tâm tới việc bảo hiểm sản phẩm hay dịch vụ của mình
Nhiều doanh nghiệp không được bảo hiểm một cách tối ưu nên khi gặp sự cố, một mình họ không thể xoay sở được. Bảo hiểm là cách tự bảo vệ mình, cũng là chia sẻ rủi ro với những doanh nghiệp khác, vì thế bạn cần tìm hiểu các hình thức bảo hiểm để có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất.
Theo Bwportal / Entreprise,ethitruong

Tập làm lãnh đạo

Ảnh minh họa
Khi bạn là một nhân viên, bạn vẫn có thể tiến hành việc lãnh đạo. Ý tưởng này được bắt đầu với quan điểm cho rằng: dù trách nhiệm lãnh đạo của bạn nhỏ như thế nào đi nữa, bạn vẫn luôn lãnh đạo với tư cách cá nhân.

Cải thiện ngay những điều đơn giản nhất
Điều đơn giản nhất bạn có thể làm để tăng giá trị cho nơi làm việc là lau dọn nó sạch sẽ và tạo ra nhiều niềm vui hơn. Nhiều người cho rằng điều kiện vật chất tại nơi làm việc đơn giản là trách nhiệm của ban giám đốc, và họ không nên dành thời gian và tiền bạc của chính họ để làm lợi cho tổ chức. Nhưng nếu cả phòng cùng nhau dành một ngày cuối tuần sơn lại văn phòng với màu sắc tươi sáng hơn thay vì đợi đội bảo dưỡng làm việc đó trong ba năm tới, có thể khiến tinh thần của tất cả mọi người phấn chấn, trong cả quá trình làm việc và kết quả sau đó. Điều đó cũng gây ấn tượng tốt với lãnh đạo nhóm của bạn và khiến các đề nghị cải tiến công việc sau này của bạn sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn.
Sử dụng thông tin để xây dựng tinh thần đồng đội
Một nhà lãnh đạo hiệu quả theo đuổi thông tin để có thể ra được quyết định tốt nhất. Nhưng sự thật thì thông tin có giá trị không phải vì nó có thể làm gì cho bạn, mà nó có giá trị khi nó có thể làm gì cho những người xung quanh bạn.
Lời khuyên: Mọi người trong tổ chức của bạn đều có một ngày sinh nhật. Hãy nhận trách nhiệm đánh dấu những điểm mốc quan trọng đó với một tấm thiệp và một bữa tiệc nhỏ... Bạn có thể đóng góp vào sự đoàn kết của nhóm bằng cách cho các đồng nghiệp thấy họ có nhiều điểm chung như thế nào, bằng cách đó bạn sẽ xây dựng được tinh thần đồng đội.
Yêu cầu thay mặt cho cả nhóm, đừng bao giờ cho bản thân bạn
Tiến hành việc lãnh đạo khi bạn là nhân viên có thể cải thiện động lực của bạn với ban giám đốc khi bạn muốn yêu cầu có một sự thay đổi quan trọng. Khi bạn yêu cầu, ví dụ bạn muốn có một khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ, hãy yêu cầu với tư cách cả nhóm, chứ không phải với tư cách cá nhân bạn. Như vậy, yêu cầu của bạn sẽ được xem xét một cách nghiêm túc hơn.
Để thể hiện khả năng lãnh đạo trong tình huống này, điều duy nhất bạn phải làm là tạo ra một sự rõ ràng rằng bạn đang phát biểu và đại diện cho mục tiêu và nhu cầu của cả nhóm. Xét cho cùng thì chính mong muốn của cả nhóm mới là lý do cần phải có một nhà lãnh đạo.
Tạo điều kiện cho nhóm của bạn tham gia vào cộng đồng
Các tổ chức tồn tại trong một cộng đồng rộng lớn, vì thế hãy phát triển mối quan hệ của nhóm của bạn với cộng đồng với tư cách là cả một tổng thể. Phòng quan hệ công chúng hay lãnh đạo của công ty có thể đã làm rất nhiều việc từ thiện, nhưng điều đó không ngăn cản bạn tổ chức một nhóm tình nguyện trong khu vực bạn sống. Một sân chơi gần chỗ làm của bạn có thể đang cần dọn dẹp hay có thêm thứ gì đó. Bạn có thể làm việc này. Nếu có một tai nạn hay một thảm họa xảy ra ở địa phương, hãy tham gia gây quỹ ủng hộ. Liệu có một chương trình dạy học tình nguyện nào bạn có thể tham gia nữa không? Đây đều là cơ hội để bạn thể hiện khả năng lãnh đạo và tham gia của mình.
Hãy nhớ: Hầu hết các tổ chức đều muốn thể hiện họ như là những người hướng thiện. Hãy sử dụng điều đó để có được thời gian tình nguyện và có được những nguồn lực của tổ chức. Điều đó có thể được ban giám đốc của bạn chú ý đến.
Tạo logo
Nếu bạn đang ở trong một nhóm nào đó, hãy tạo biểu trưng (logo) cho nhóm. Ở NASA, mọi nhiệm vụ vũ trụ đều có logo của riêng mình, và mọi thành viên đều đeo những chiếc logo đó một cách đầy tự hào để cho mọi người thấy rằng họ đang làm việc cho dự án nào.
                                                                                                                                     (Theo Lanhdao.net)

Wednesday, February 23, 2011

Câu chuyện kinh doanh: Quán rượu Fend

Quán rượu Fend ở Jerusalem do một người Do thái tên là Roski lập nên.

 Một lần, có vị bộ trưởng danh tiếng của Mỹ muốn đến đây tiêu khiển, liền gọi điện thoại cho chủ quán, nói ông cùng tuỳ tùng sẽ bao bao toàn bộ quán rượu đến 10h, yêu cầu nhà hàng sẽ đóng cửa, không tiếp khách. Được đón vị bộ trưởng Mỹ quốc đến một quán rượu nhỏ là điều mà nhiều người mơ ước. Nhưng ông chủ của Fend lịch sự từ chối:
- Ngài đến bổn tiệm khiến chúng tôi cảm thấy rất vinh hạnh. Nhưng tôi không thể vì thế mà từ chối các khách hàng khác. Họ đều là khách quen và đã giúp đỡ cửa hàng rất nhiều.
Ngài bộ trưởng đành miễn cưỡng gác điện thoại. Có lẽ đây chính là lý do mà tờ "Tuần Tin tức Mỹ" xếp quán Fend đứng đầu danh sách 15 quán rượu tốt nhất tên thế giới - một quán rượu nhỏ chưa đầy 30 mét vuông, chỉ có một tủ rượu và năm cái bàn.
Bài học kinh doanh: Khách hàng trung thành là nguồn tài nguyên quí giá của một công ty. Một khi bạn tỏ ra lãnh đạm với họ thì bạn sẽ phải chịu những tổn thất kinh tế vô cùng nặng nề.
(Nguồn - Lời vàng cho các doanh nhân)

Truyện ngụ ngôn kinh doanh: ẾCH VÀ BÒ

Ôi bố ơi ! - Ếch con gọi ếch bố đang ngồi trên bờ ao - Con trông thấy một con quái vật mới đáng sợ làm sao! Nó to như trái núi, trên đầu có sừng, cái đuôi rất dài và móng chân thì lại xẻ làm đôi!


- Đó chỉ là con bò của bác nông dân, chứ có là cái quái gì! Nó chẳng to lắm đâu. Cha cũng có thể tự làm cho mình to bằng ngần ấy đấy. Con hãy xem đây!
Và thế là ếch bố cố sức lấy hơi làm phồng bụng lên, phồng lên, phồng lên nữa ...
- Nó có to đến thế này không? - Ếch bố hỏi.
- To hơn bố ạ , to hơn nhiều! - Ếch con trả lời.
Thế là ếch bố hít thật sâu... Nó cứ hít mãi, hít mãi làm bụng càng tăng to ra nữa. Nó hổn hển hỏi ếch con:
- Bố chắc rằng lúc này con bò cũng không to bằng... Chỉ kịp nói đến đó, thì bụng ếch bố bỗng nổ tung!
Bài học kinh doanh: Tỉnh táo, biết mình biết người - đó là điều cốt tử. Trên thương trường mà ảo tưởng thì không chỉ mau chóng vỡ mộng, mà còn "tan xác" như chơi - tức là phá sản!

(Nguồn - Lời vàng cho các doanh nhân)

CÂU CHUYỆN KINH DOANH: SÁNG TẠO VÌ ... LƯỜI

Ở nước Mỹ xa xôi có một cậu bé chăn cừu. Công việc của cậu rất đơn giản: Đó là, mỗi ngày phải dẫn bầy cừu ra bãi cỏ và trông không cho chúng ăn rau ở ruộng bên cạnh
Một ngày nọ, cậu bé bỗng ngủ thiếp đi từ lúc nào không biết, và chỉ tỉnh ngủ khi nghe thấy tiếng quát tháo giận dữ của ai đó. Cậu choàng dậy, và nhìn ngay thấy khuôn mặt hằm hằm của ông chủ:
- Nhóc con vô dụng! Ruộng rau đã bị bầy cừu phá tan nát rồi mà mày còn ngủ được sao?
Cậu bé tái mặt không biết phải trả lời như thế nào. Sau đó, cậu bé nghĩ mãi không biết phải làm sao để bầy cừu không vượt qua hàng rào sang ruộng nhà bên cạnh. Vốn thông minh, cậu nhận thấy ở chỗ trồng hoa hồng thì hàng rào không chắc chắn lắm, nhưng bầy cừu không dám đi qua vì hoa hồng có gai. Cậu bé reo lên:
- Có cách hay rồi! Nếu mình cắm lên hàng rào một ít gai thì có thể ngăn cản được lũ cừu háu ăn.
Nghĩ sao như vậy, cậu bé vội thu gom những sợi sắt nhỏ, cắt thành từng đoạn dài khoảng năm xentimét rồi kết lại thành gai và đính lên hàng rào. Sau đó, cậu nhận thấy lũ cừu lúc đầu cũng định thử vượt qua hàng rào, nhưng lần nào cũng bị gai đâm đau quá mà chạy về. Rồi từ đó chúng chẳng dám lại gần hàng rào nữa. Kế hoạch của cậu đã thành công rực rỡ.
Nửa năm sau, cậu xin được cấp bằng sáng chế đặc quyền về phát minh này, và được phê chuẩn. Sau này, hàng rào thép gai đã có mặt khắp nơi trên thế giới.
Bài học kinh doanh: Trên thực tế, có rất nhiều nhà sáng chế cho rằng sáng tạo là một việc vô cùng sâu sắc, thần bí, phức tạp. Nhưng với họ, đó cũng chính là sức cản trên con đường tiến đến thành công. Sản phẩm mới luôn luôn phát kiến trong một sự tình cờ, vì thế, những phát kiến vĩ đại thường lại rất đơn giản.  
Theo Lời vàng cho các doanh nhân

Bí quyết để thành đạt ( Tiếp theo phần 1)

Để cuối đời bạn tự hào rằng ta đã sống xứng đáng thì ngay bây giờ bạn hãy thể hiện đi.
NGUYÊN NHÂN KHÔNG ĐƯA RA TRƯỚC ĐƯỢC QUYẾT ĐỊNH

1.Nhiều người cho rằng, suốt đời phải theo đuổi một nghề.

Việc chọn lựa nghề nghiệp ở nhiều người thường xảy ra ở tuổi niên thiếu (ngờ nghệch, vụng dại). Có khi đối với người này quyết định như vậy là tốt thì ở người khác lại không. Rồi một lúc nào đó, họ phải thay đổi quyết định. Vấn đề quan trọng là ở chỗ: Bạn có yêu mến công việc của mình không? Cuộc đời thì quá ngắn ngủi để ngày ngày chạy theo một công việc mà mình không thực sự yêu thích. Bất luận nghề gì, bạn cũng phải chấp nhận một cuộc đua tranh với những đồng nghiệp thực sự yêu mến công việc.
 
2. Nhiều người nghĩ rằng: "Hạ hồi phân giải"

Những ai không thể đưa ra quyết định, người ấy đánh mất lòng tự tin. Không kể những trường hợp "bất khả quyết". Ngay cả khi bạn không quyết định, thì chính là lúc bạn đã quyết định đấy. Bạn đã chọn lựa: tất cả vẫn như cũ. Hoặc bạn chọn phương án "bất phân thắng bại": hoà hoãn. Tình trạng này tốn phí        quá nhiều công sức. Bạn luôn bị ràng buộc, ám ảnh, chẳng thể nào tự do vận động. Tuy nhiên nhiều người nói rằng: quyết muộn một tí cũng chẳng sao. Bạn hãy hình dung: mục tiêu của bạn đặt trên băng chuyền, nó luôn chuyển động và xa dần bạn. Nếu bạn trì hoãn một thời gian mới quyết định thì mục tiêu đã tuột khỏi tầm tay, thời cơ đã mất.
 
3. Nhiều người lo lắng cho một quyết định "sai lầm"

Ở đây không tồn tại khái niệm "sai lầm". Khi bạn quyết định là bạn đã chọn cho mình một con đường. Vì vậy bạn chẳng bao giờ biết được, cuộc đời mình sẽ ra sao, nếu mình lựa chọn khác đi.

Một ví dụ: Năm nay bạn đang cân nhắc để quyết định đi nghỉ "lên rừng" hay "xuống biển". Và bạn đã chọn lựa vùng núi. Đáng tiếc ở đó mưa dầm dề suốt cả 10 ngày phép của bạn.

Chắc mọi người đều nói rằng: "Tôi đã quyết định sai lầm". Đúng không? Chưa hẳn. Bởi vì bạn còn chưa biết, điều gì sẽ xảy ra đối với bạn khi đi biển. Biết đâu bạn bị ngộ độc thức ăn và phải nằm bẹp trên giường cho đến hết phép. Trong khi ở vùng núi có khi bạn lại làm quen được với "Người đẹp trong mơ". Trong cái rủi có cái may. Như vậy cái đánh giá ban đầu "quyết định sai lầm" không còn nặng nề nữa. Sự thật là: chúng ta chẳng bao giờ biết chính xác, liệu có tốt hơn nếu ta quyết định khác đi. Chính vì ta không biết chắc điều gì còn xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Suy đi tính lại chắc bạn tâm đắc rằng: mọi quyết định đều vẫn tốt hơn là không quyết gì cả.
 
4. Nhiều người lại cho rằng họ có thể đưa ra quyết định một cách dễ dàng mà không ngại rủi ro.

Một quyết định lý tưởng có lẽ là một quyết định khi không còn phương án thứ hai. Vì vậy mọi người có khuynh hướng chờ cho đến khi chỉ còn lại một phương án khi phương án kia đã đánh mất tính hấp dẫn của nó. Chúng ta đã ngộ nhận - vì lúc này thực ra không còn là một quyết định nữa mà cũng chẳng có sự lựa chọn nào. Chỉ khi bạn cẩn trọng cân nhắc, đánh giá cả hai phương án, thì sự lựa chọn mới có sức thuyết phục. Khi bạn đánh giá càng kỹ lưỡng phương án bị loại trừ thì phương án được chọn lựa càng có giá trị. Nếu bạn biết tự trọng, hãy sớm đưa ra các quyết định.
 
LÚC ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH LÀ LÚC TA XÁC ĐỊNH SỐ PHẬN MÌNH
 
Bạn hãy hình dung trong vài năm tới có một con người mới bước vào đời sống của bạn. Người ấy sẽ có chìa khoá nhà và ôtô của bạn. Anh ta sẽ sống trong ngôi nhà của bạn, ngồi chung bàn với bạn. Anh ta sử dụng mọi thứ mà bạn phải vất vả làm việc mới sắm được. Anh ta sẽ nhòm ngó vào sổ tiết kiệm của bạn và kiểm tra xem vài năm trở lại đây bạn có thực sự làm được cái gì không. Và khi bạn nhìn kỹ vào gương bạn sẽ nhận ra anh ta. Người ấy chính là bạn. Bạn đã sáng tạo ra con người ấy bằng những quyết định và những việc làm hôm nay.

Dáng dấp con người này ra sao? Anh ta sẽ sống như thế nào? Anh ta sẽ làm gì? Bạn bè là những ai? Anh ta có là người vui tính, có sống hết mình hay không? Tất cả đều tuỳ thuộc vào những quyết định của bạn hôm nay. Những người ít có lòng tự trọng, thường hay lo giữ mình, chẳng bao giờ dám mạo hiểm điều gì. họ sống dựa dẫm, bám víu lấy những điều mà nhiều khi bản thân họ cũng chẳng thích thú gì. Nhưng điều rủi ro lớn nhất vẫn còn, đấy là trong tương lai họ phải chịu đựng một cuộc sống buồn tẻ. Vì vậy có lần một người rất thành đạt đã nói “ Tại sao bạn không dám đối mặt với hiểm nguy, bạn có ở trên cao đâu mà bạn sợ ngã”.

Người thành đạt quan tâm tới những điều họ thực sự kỳ vọng. Họ quyết định nhanh và kiên trì phấn đấu. Ngược lại nhiều người khác quyết định rất chậm, song lại chóng vánh rời bỏ mục tiêu. Người thành đạt có khả năng quyết định nhanh vì họ biết rõ, họ mong muốn điều gì, vì họ hiểu rằng một quyết định tồi bao giờ cũng còn tốt hơn là chẳng quyết định được gì cả. Chìa khoá của khả năng quyết định nhanh chính là biết tự lượng sức mình.
 
Thực hành:

Hôm nay ta sẽ nâng cao khả năng đưa ra quyết định của mình bằng cách hạ quyết tâm tiến hành các bước sau:

1. Rèn luyện khả năng quyết nhanh. Hãy hình dung trong mình có một “ lực quyết định”, mà mỗi khi ta đưa ra một quyết định nhanh là một lần tăng ta tăng cường nó. Có những người xem xét thực đơn hàng 15 phút để rồi chỉ đặt món mì ống Italia. Bạn hãy dự định hôm nay phải quyết định trong vòng 30 giây, món ăn và đồ uống cho mình. Dù có phải ăn những thứ mà mình cảm thấy chẳng ngon miệng chút nào cả. Đúng, mọi việc nhỏ nhặt ta phải quyết định trong vòng 30 giây.

2. Trong mọi quyết định hãy tự hỏi; quyết như thế này đã hợp lý chưa? Và quyết định này có mang lại hạnh phúc cho ta và những người quanh ta? Cứ như vậy mà mỗi người học cách tư duy độc lập.

3. Hãy viết ra đáp án cho những câu hỏi: Trong vòng năm năm tới ta sẽ là ai? Ta muốn làm gì? Ta muốn có gì? Tất cả mọi quyết định đều phải hướng tới những mục tiêu này. Hãy sẵn sàng gạt bỏ mọi việc mà mình thực sự chẳng thích thú. Có như vậy ta mới có đôi tay để dành cho những giấc mơ.

4. Hãy cân nhắc, liệu còn có một quyết định nào “ khó khăn” không mà từ lâu ta không quyết được. Hãy liệt kê ra những khả năng chọn lựa. Rồi suy nghĩ đi, liệ ta có thể trao đổi với một vài chuyên gia. Nhưng trước hết phải đặt cho mình một hạn định cuối cùng bao giờ thì phải dứt điểm.

------------------------------------------------

Bí quyết 2:
LUÔN HỌC TẬP VÀ TRƯỞNG THÀNH
Nguồn - Bí quyết để thành đạt.

Bí quyết để thành đạt ( Phần 1)

Để cuối đời bạn tự hào rằng ta đã sống xứng đáng,thì ngay bây giờ bạn hãy thể hiện đi.
BÍ QUYẾT 1
 
DÁM QUYẾT ĐỊNH
 
Ngày xửa ngày xưa có một con suối nhỏ chảy mon men đến gần một sa mạc hùng vĩ. Chợt nó nghe một giọng nói: 'Nào, hãy bình tâm bước tiếp'. Nhưng nó sọ hãi trước cảnh hoang sơ, lạ lẫm này. Nó lo lắng trước sự đổi thay. Thâm tâm nó muốn có thật nhiều nước và chảy dài cùng cuộc sống tươi đẹp nhưng bản thân nó lại chẳng muốn đổi thay dòng chảy, chẳng dám mạo hiểm.

Giọng nói nọ lại tiếp tục vang lên: 'Nếu Ngươi không dám cất bước thì chẳng bao giờ Ngươi hiểu biết mảnh đất dưới chân Ngươi. Hãy tin tưởng mọi việc rồi sẽ ổn thoả với Người trên vùng đất mới lạ này. Nào bình tâm chảy tiếp đi, suối nhỏ'.

Thế rồi suối nhỏ quyết tâm bước tiếp. Và suối nhỏ cảm thấy ngọc thể bất an. Trên sa mạc, oi ả nống nực ngày càng tăng lên, cuối cùng dòng suối nhỏ đã bốc hơi cạn kiệt. Những hạt nước li ti bay lên quần tụ lại trên cao thành những áng mây bay trên sa mạc. Những áng mây lang thang ngày qua ngày vượt qua sa mạc để đến với biển cả. Rồi mây giăng mưa trên biển lớn.

Bây giờ thì suối nhỏ đã có một cuộc sống bội phần tươi đẹp hơn cả những giấc mơ ngày thơ ấu. Khi cưỡi sóng êm ái vượt trùng dương, suối nhỏ mỉm cười, suy ngẫm: 'Ta đã nhiều lần biến đổi hình hài, nhưng chưa bao giờ ta lại hài lòng với bản thân mình như ngày hôm nay'.
 
* * * * * * * * * * * * * * * * * * *

Đối với nhiều người khi đưa ra một quyết định thật là nặng nề, khó khăn. Đặc biệt khi dám chấp nhận rủi ro. Khi đó thường là nỗi e ngại trước sự đổi thay, chuyển rời.

Hoàn cảnh mới sẽ đổi thay nhiều, từ thói quen hàng ngày, nơi ăn chốn ở, đến cộng đồng bầu bạn, người thân quen.

Tất cả đều có thể xáo trộn nhưng cái đổi thay lớn nhất là đổi thay trong bản thân bạn, tư duy của bạn.
Chính sự đổi thay này làm nhiều người lo lắng băn khoăn. Bạn hãy tự vấn mình đi : Ta chấp nhận hoàn cảnh như ta đang có? Hay ta muốn ăn nên làm ra, ta muốn thăng tiến?

Tăng trưởng và mọi đổi thay luôn được dẫn dắt từ một quyết định. Bạn lo lắng cho một quyết định sai lầm là chính đáng. Bạn băn khoăn khi phải rời bỏ lãnh địa thân quen an toàn để đánh đổi lấy một cái gì đó hãy còn tiềm ẩn. Nhưng bước đi này đồng nghĩa với khả năng tăng trưởng: là tiềm ẩn những vận may lớn cho bạn.
 
QUYẾT ĐỊNH ĐỒNG NGHĨA VỚI ĐỊNH PHẬN
 
Từ 'quyết định' đã nhắc chúng ta rằng trong 'quyết định' hàm chứa nội dung 'định phận'. Mọi quyết định luôn đi kèm theo một sự định phận. Khi quyết định là ta lựa chọn lấy một khả năng, đồng thời tách ta ra khỏi tất cả các khả năng khác.

Người thực sự đưa ra một quyết định nghiêm túc là người ý thức được mọi khả năng khác đều đã bật đèn đỏ đối với mình.

Ở những quyết định hệ trọng trong đời sống bao giờ chúng ta cũng phải lựa chọn giữa quá khứ và tương lai. Khi chúng ta quyết định gắn bó với mục tiêu khác, có nghĩa là chúng ta đã quyết tự tách mình với những giấc mơ, những ảo ảnh để xây đắp cho một tương lai đang định hình. Hoặc chúng ta có thể buông xuôi để có được đôi tay tự do đi tìm mục tiêu và giấc mơ khác.

Bạn không thể đứng núi này trông núi nọ. Bạn phải tự quyết định hoặc ở lại với quá khứ an toàn của bạn hay chia tay với quá khứ để đến với tương lai với những khả năng mới và thực hiện những ước mơ của mình.

Bạn hãy quyết định đi! Bạn muốn níu kéo lấy quá khứ ư? Hay bạn chọn lựa cơ hội cho một tương lai giàu có? Chỉ mình bạn biết được đáp án.

Tự bạn mới biết được liệu mình có thực sự hạnh phúc với cuộc sống hiện tại hay không, hay mình cần phải thay đổi một cái gì đấy?

Những biến động luôn khởi đầu bằng những quyết định. Mà quyết định bao giờ cũng gắn liền với định phận, với được và mất. Nó đòi hỏi lòng dũng cảm.
 
AI KHÔNG DÁM QUYẾT , NGƯỜI ẤY TỰ TRÓI MÌNH
 
Bạn có biết ở Phi châu người ta bắt những chú khỉ như thế nào không? Người thợ săn đặt một hòn đá cỡ bằng quả trứng gà vào một hốc cây. Chú khỉ đã sờ thấy hòn đá nọ và muốn kéo nó ra khỏi hốc. Nhưng miệng hốc cây quá bé. Tất nhiên chú khỉ có thể dễ dàng rút tay ra khỏi hốc, nếu chú bỏ hòn đá ra. Nhưng chú đã không đủ bản lĩnh để làm điều đó. Và cuối cùng người thợ săn đã bắt được chú bằng cách thong thả trùm lên người chú một chiếc bao tải.

Phải chăng, đôi khi chúng ta bị quá khứ giam hãm, bởi một điều gì đấy hoặc một sự yên ổn chăng? Để rồi chúng ta chịu bó tay trước việc làm cho cuộc sống của mình trở nên hạnh phúc hơn. Đây là lúc mà chúng ta phải trả lời mọi câu hỏi rất cơ bản: 'Bạn mong muốn đạt được điều gì trong cuộc sống của bạn?'.
Roosevelt một lần đã nói: 'Tốt hơn là mạo hiểm làm một việc lớn, nâng cốc mừng đại thắng cho dù có khi sai lầm hoặc chịu mất mát thương đau. Còn hơn là đứng vào hàng ngũ những con chiên, chất phác, giản đơn, những con người ít biết đến niềm vui lẫn nỗi đau. Bởi vì họ sống trong miềm sáng tối, nơi chẳng hề có thành công và thất bại'.

Người thành đạt sống thoáng, không lùi bước trước khó khăn, biết chấp nhận rủi ro. Vì họ hiểu rằng biết hy sinh cái nhỏ sẽ được cái lớn. Sự nghèo hèn đối với hầu hết người châu âu không có nghĩa là chịu đói khát mà là phải sống những tháng ngày ngớ ngẩn, vô bổ.

Thật là khác biệt khi người vào cuộc chơi chỉ nhằm không thua cuộc, với người lao vào cuộc chơi là để giành chiến thắng. Ai cố gắng để không thua cuộc, người đó chỉ tập trung vào chống rủi ro, tránh hiểm nguy. Người vào cuộc với ý đồ thắng cuộc, anh ta luôn tìm cơ hội để chiến thắng. Bạn nghĩ sao, trong hai con người ai là người cảm thấy hạnh phúc hơn.

(Còn tiếp)
Nguồn - Bí quyết để thành đạt.

Bí quyết thành công của các tỷ phú

Mỗi năm, tạp chí Forbes công bố Danh sách những tỷ phú của thế giới. Danh sách này của Forbes hàng năm đều tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Lần này, theo Forbes, số lượng các nhà tỷ phú sẽ tăng lên mức kỷ lục là 691 người với tổng tài sản là 2,2 nghìn tỷ USD. Để có mặt trong Danh sách này của Forbes thì các nhà tỷ phú phải có trong tay ít nhất 1 tỷ USD.

Đây là lần thứ 11 liên tiếp chủ tịch Microsoft, Bill Gates giữ vị trí người giàu nhất thế giới. Tỷ phú Lakshmi Mitta của Ấn Độ và Ivan Kramprad, chủ tịch IKEA, Thuỵ Điển có mặt trong số mười người đứng đầu danh sách. Trong khi ông vua thép Mittal đứng thứ ba thì Kampard lên hàng thứ sáu. Carlos Slim, nhà tỷ phú trong lĩnh vực viễn thông của Mexico là tỷ phú có sự gia tăng tài sản nhanh nhất từ 18,8 tỷ USD lên đến 25 tỷ USD.
Trong Danh sách các nhà tỷ phú của Forbes, Mỹ là quốc gia có nhiều tỷ phú mới gia nhập danh sách nhất với 69 gương mặt mới, tiếp theo là Nga với 9 người, Anh có 8 người và Đức có 7 người mới. Riêng tại Nga, tỷ phú Roman Abramovich có sự thăng tiến nhanh nhất và trở thành người giàu nhất nước Nga với tổng tài sản lên đến 13,3 tỷ USD và đứng thứ 21 trong danh sách của Forbes. Tác giả cuốn sách Harry Porter, nữ nhà văn JK Rowling, với số tài sản trên 1 tỷ USD cũng tham gia danh sách của Forbes.
Khi danh sách trên được công bố là một lần nữa để các chuyên gia có cơ hội phân tích và tìm ra những bí quyết đưa những tỷ phú đến thành công ngày hôm nay. Các câu hỏi đặt ra là: Tại sao họ thành công nhanh chóng đến như vậy? Bên trong họ là những tính cách gì? Một nhóm các chuyên gia của tạp chí Nihon Keizai đã tổng hợp, phân tích, đánh giá tính cách và phương pháp làm việc của các tỷ phú trên toàn thế giới để đưa ra 10 công thức thành công của họ:
1/ Nuôi dưỡng ý chí kinh doanh
Ý chí kinh doanh được nuôi dưỡng và phát triển khi các nhà tỷ phú tiếp thu được các kiến thức quản trị kinh doanh và các kỹ năng chuyên môn cần thiết trong quá trình làm việc hồi còn trẻ. Một biểu hiện qua phân tích kết quả khảo sát là những tỷ phú luôn có ý chí kinh doanh đáng khâm phục và họ quyết tâm để thực hiện cho được những mục tiêu mà mình đã đề ra.
Kinh doanh đồng nghĩa với rủi ro. Nếu ý chí kinh doanh được hiểu theo nghĩa là ý định khởi sự và mở rộng các hoạt động kinh doanh thì những ý đinh này được các tỷ phú xác định dựa trên phán đoán về lợi nhuận thu được với một mức độ mạo hiểm kèm theo trong quá trình kinh doanh. Độ rủi ro càng lớn thì các nhà doanh nghiệp bình thường càng e ngại đầu tư nhưng đối với các tỷ phú thành công thì họ không hề e ngại. Sự tồn tại của các rủi ro trong kinh doanh không hề làm suy giảm ý chí kinh doanh của nhiều nhà doanh nghiệp.
2/ Luôn suy nghĩ và động não
Ivan Lamprad, chủ tịch IKEA nói: “Nếu không có ý tưởng, đôi khi hoạt động kinh doanh trở nên đơn điệu. Một ý tưởng kinh doanh táo bạo, dám nghĩ dám làm, đồng nghĩa với thành công trong kinh doanh”.
Các nhà tỷ phú đều không phải là những nhà khoa học có những phát minh vĩ đại nhưng họ đều có những khả năng nhạy bén và ra những quyết định lớn trong kinh doanh, đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ có giá trị tương đương với các phát minh lớn của các nhà khoa học. Sở dĩ Bill Gates trở thành người giàu nhất thế giới trong một thời gian dài đến như vậy là nhờ Bill Gates đã biết phát huy sáng tạo về hệ thống điều hành của máy tính DOS. Trên thực tế, hệ thống điều hành này không phải là của Bill Gates mà là của một người anh em kết nghĩa. Ông này đã chết vì tai nạn xe hơi sau khi đã uống rượu say.
Với sự hỗ trợ thích hợp của các đối tác kinh doanh cộng với đầu óc sáng tạo, linh hoạt của các tỷ phú, có thể nói phần lớn các sản phẩm của họ đều hứa hẹn một tiềm năng lớn tại thị trường mới.
3/ Một cách nhìn hoàn toàn mới mẻ, mạnh bạo
Khác với các bậc đàn anh đi trước, các tỷ phú ngày nay không chấp nhận "trói mình" trong một ngành nào đó. Ngày nay, ít có các tỷ phú chỉ bám mãi một ngành, họ không ngại thay đổi và biết tạo ra những thành tựu kỳ diệu, gây được ấn tượng mạnh ngay trong các ngành nghề truyền thống. Nhà doanh nhân trẻ Denis Lerrien rời bỏ công ty con của Amagon để lãnh đạo Sanford Enrope. Anh đã gánh lấy trách nhiệm đứng đầu 3000 cán bộ công nhân và đối mặt với những vấn đề mới về chiến lược trong kinh doanh các loại bút máy Waterman hoặc Parker.
Carlos Slim, tỷ phú viễn thông của đất nước trung Mỹ Mexico cũng có cách thức xâm nhập thị trường Mỹ một cách rất sáng tạo khi lập phòng viễn thông tại đây: Ông chỉ góp vốn bằng cách đưa nhân sự của mình sang công ty Mỹ mới thành lập mang tên Maxel Tech. Vốn của Maxel góp là tiền lương năm đầu tiên trả cho các nhân sự đó. Sau một năm, hãng mới phải trả lương cho các nhân sự. Với vốn góp bằng 1 năm tiền lương của mình, các nhân viên của Carlos và chính bản thân ông vẫn được bảo toàn trong số vốn đầu tư và sẽ được chia lời khi làm ăn có hiệu quả.
4/ Mạo hiểm để thành công
Warren Buffet đã từng nói: “Nếu bạn không dám mạo hiểm trên thương trường thì tốt nhất là bạn nên loại bỏ khỏi ý muốn của mình về những khoản lợi nhuận khổng lồ”. Quả thật, một trong những tính cách mà bạn có thể tìm gặp ở bất kể nhà tỷ phú nào đó là dám chấp nhận mạo hiểm.
Những năm đầu thập niên 80, Micheal Dell, chủ tịch Dell Computer lúc đó còn là sinh viên đã phát minh ra mạch từ tính của các máy điều khiển tự động. Sau đó, Dell đem bán phát minh cho một công ty cơ khí của Mỹ. Nhận thấy rằng kỹ thuật máy tính đang ngày một phát triển và sẽ rất hưng thịnh trong nay mai, Dell không hề do dự sử dụng số tiền bán phát minh của mình mở công ty máy tính Dell Computer. Dưới sự trợ giúp của nhiều người cùng với sự phân tích đánh giá đúng đắn về các nguồn thông tin, Dell đã quyết định một cách khác người, mạo hiểm mở các công ty phát triển máy tính cỡ lớn bỏ qua các công ty máy tính nhỏ, đồng thời chuyển sang kinh doanh các thiết bị máy tính văn phòng và đã đạt được thành công bất ngờ. Sau đó hàng năm mức doanh thu bình quân của Dell Computer tăng từ 40-50% và Micheal Dell trở thành một trong những tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ.
Đến những năm 90, nhận ra tiềm lực to lớn của thị trường máy tính PC, Micheal Dell đã kiên quyết lao vào lĩnh vực mới, chấp nhận mạo hiểm mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chỉ vài năm sau, máy tính của Dell Computer đã có mặt hầu hết các nước trên thế giới với doanh thu hàng năm hơn chục tỷ USD. Dell Computer trở thành một trong những hãng máy tính lớn nhất thế giới và Micheal Dell cũng được xếp vào một trong 10 người giàu nhất thế giới. Chính cá tính mạo hiểm đã giải thích tại sao các đối thủ cạnh tranh cho đến nay vẫn không bắt chước được Micheal Dell. Theo nhà phân tích chiến lược công nghệ Steven Milunuovic của Merrill Lynch thì việc dám đương đầu với mạo hiểm của Dell có thể vì như siêu sao bóng rổ Micheal Jordan: tất cả mọi người đều biết, đều hiểu nhưng không ai có thể bắt chước được anh.
5/ Sức bền và tính kiên nhẫn
Trong số 500 người giàu nhất thế giới năm 2004, có gần 30 người đã từng bỏ học giữa chừng mặc dù bạn bè và gia đình can ngăn để theo đuổi sở thích làm giàu của mình. Một trường hợp đặc biệt khác là Sam Walton, chủ tịch tập đoàn bán lẻ lớn nhất nước Mỹ Wal- Mart, nổi tiếng với vai trò “Ông vua bán lẻ” nước Mỹ. Ông là người bỏ học rất sớm để đi kiếm tiền. Khi đã thành công, Sam Walton lại gặp rất nhiều chỉ trích vì sự bánh trướng quá lớn của mình, thậm chí có nhiều người còn cố “moi móc” các tật xấu của Walton đề nhằm bôi nhọ ông. Tuy nhiên, Walton vẫn rất kiên nhẫn, không hề có phản ứng nào thái quá. Đối với ông, thành công của Wal- Mart luôn là những phần thưởng đáng giá nhất đề bù đắp và xoá tan mọi sự chỉ trích
6/ Tỉnh táo và tự tin
Một trong những nguyên nhân khiến Bill Gates luôn giữ được vị trí người giàu nhất thế giới là ông có khả năng quản lý đồng vốn và đầu tư một cách hợp lý và sáng suốt. “Phải thắng được nỗi sợ hãi bằng vũ khí: Đó là tự tin. Thành công tạo niềm tin, vì thế nếu bạn thiếu tự tin, hãy đưa ra mục tiêu. Sau đó nên công bố lễ kỷ niệm khi bạn đạt được mục tiêu đó. Ví dụ như gửi những thông cáo báo chí cho tờ báo địa phương khi lượng hàng hóa bán ra vượt dự định, khi tin tức đó được đăng thì gửi nó cho các khách hàng quan tâm của mình”, Bill Gates đã nhận xét như vậy trong một buổi nói chuyện với các sinh viên Mỹ sắp ra trường.
7/ Khả năng suy tính và phán đoán
Phương thức lựa chọn tài sản và hàng hoá để mua được với giá rẻ của các tỷ phú không phải là cứ nhất thiết đợi đến khi mọi người đều cho rằng giá không thể xuống thấp hơn được nữa thì mới đi mua. Trên thực tế, họ cho rằng khi giá hiện hành của một loại tài sản nào đó đã hạ xuống đến mức “giá tiềm tàng” của nó thì đó chính là thời cơ tốt nhất để nhập cuộc.
Paul Getty, một tỷ phú trên thị trường bất động sản Mỹ, đã nổi lên nhờ áp dụng chiêu thức này. Khi một số nhà đầu cơ bất động sản đang chờ giá khách sạn Pierr trên đường số 5 của thành phố New York hạ xuống thì Paul Getty đã bất ngờ bỏ tiền ra mua khách sạn này. Mọi người đều cho rằng Paul bỏ tiền ra quá sớm mà không ngờ được rằng sau khi mua lại khách sạn, ông đã tân trang lại và tìm cách kéo những người nổi tiếng đến nghỉ tại đây với giá ưu đãi và biến nó thành trung tâm giao lưu của giới thượng lưu New York. 5 năm sau, ông bán khách sạn này với giá cao cấp 17 lần giá mua.
8/ Bình tĩnh và không nôn nóng để nắm bắt thời cơ
Trên thương trường, nhờ sự bình tĩnh và không nôn nóng, các tỷ phú luôn thành công trong các hoạt động đầu tư. Bill Gates cũng nhận xét: “Chúng ta không thể thoát khỏi thua lỗ, chúng ta chỉ có thể biến nó thành bạn đồng hành trong mọi nỗ lực. Nôn nóng khi thua lỗ là một trong những cảm giác cơ bản nhất của xúc cảm con người, song nó không thể chỉ dẫn cho những doanh nhân mới chớm lập kế hoạch hay làm ngưng trệ sự phát triển doanh nghiệp của họ. Nếu bạn nhận thấy nơm nớp lo âu về kinh doanh thì hãy nhớ rằng hầu hết những doanh nhân thành đạt nhất cũng đã từng mất bình tĩnh một hoặc nhiều lần, nhưng dù thua lỗ có níu kéo họ xuống thì nó chẳng bao giờ có thể bắt họ dừng lại”.
9/ Tận dụng thời cơ
Warren Buffet nói: “Doanh nhân nào nắm bắt nhiều thông tin, dự đoán được vận may đang tới với doanh nghiệp trong ít phút, ít tiếng hoặc ít ngày thì phải quyết định ngay, bởi nếu chậm trễ là sẽ bỏ lỡ cơ hội quý giá. Điều này đòi hỏi bãn lĩnh xử trí cao của người chủ doanh nghiệp, đòi hỏi họ biết chấp nhận thua lỗ để giành phần thắng cho doanh nghiệp”.
Các tỷ phú thành công ngày nay đều là những doanh nhân tận dụng tốt những thời cơ dù nhỏ nhất. Warren Buffet cũng nói thêm: “Bạn có biết trước khi con hổ muốn bắt loại hươu nai bao giờ nó cũng ngồi yên quan sát để nắm bắt thời cơ thuận lợi rồi mới vồ mồi. Vì thế trong kinh doanh để có quyết định nhanh, táo bạo thì một doanh nhân thành công là một người trước hết phải biết dự báo đúng, thông tin phải đầy đủ cũng như phải có khả năng marketing giỏi”.
10/ Sự chuẩn xác và nghiêm túc trong kinh doanh
Hầu như bất kể tỷ phú nào cũng đều là người rất tự do, ghét công thức gò bó và rất coi trọng người có cá tính, nhưng họ lại rất tôn trọng pháp luật. Trong giao tiếp, làm ăn, các tỷ phú thích sự chính xác, cụ thể, việc nói chuyện vòng vo bị coi làm mất thời gian. Một doanh nhân nước ngoài đã mất một đối tác kinh doanh là tỷ phú người Mỹ chỉ vì sơ suất không hiểu tâm lý này. Sau khi bàn bạc thống nhất một dữ án hợp tác làm ăn, doanh nhân trẻ mời đối tác nhà tỷ phú người Mỹ đi chơi. Nhà tỷ phú người Mỹ hỏi: “Đi đâu?”. Doanh nhân nói: “Ông cứ đi khắc biết”. Tỷ phú người Mỹ gặng hỏi: “Nhưng chúng ta sẽ đi đâu mới được chứ”. “Cứ đi quanh quẩn thấy gì chúng ta sẽ vào”. Sau chuyến đi đó, tỷ phú người Mỹ trở về nước và … không thấy quay trở lại, ông cho rằng đối tác của ông là người không có triển vọng vì một người hoạt động không có mục đích trong đời thường thì trong kinh doanh anh ta sẽ không có kế hoạch, chiến lược gì cả.
(Nguồn: Đồng tiền khôn)

Triết lý trái banh nỉ

Có những bài học về quản trị phải mất khá lâu nhà quản lý mới nhận ra được, nhưng có những chuyện đôi khi đến thật tình cờ. Câu chuyện dưới đây là một ví dụ.
Tôi bị chấn thương gối chân phải do chơi tennis. Chụp phim, bác sĩ bảo rách các dây chằng chéo trước và bên, giống như tuyển thủ Phan Văn Tài Em, Michael Owen, phải mổ!
Vì nhiều lý do, tôi không muốn mổ. Thế là suốt bốn tháng phải đi nạng, uống các loại thuốc Đông-Tây y, nay tôi đã đi lại được nhiều nhưng vẫn phải bó chân và hết sức cẩn thận. Không biết có phải do ngẫu nhiên hay không mà kể từ khi tôi bị chấn thương, sân tennis ở công ty vắng hoe. Anh em trong công ty ai cũng uể oải, không biết làm gì ngoài việc rủ nhau đi nhậu. Vừa mệt vừa tốn tiền! Làm việc bằng đầu óc nhiều mà không vận động thật dễ bị stress! Nhìn khung cảnh trầm lắng đó, tôi quyết định xách vợt ra sân!
Băng gối chân phải bằng hai băng, còn gối trái là một băng, tôi tập đánh banh với một chân trái làm chân trụ. Anh em hóm hỉnh gọi đó là “thế cò”, còn tôi gọi là thế “độc cước độc vợt”. Đứng đôi với anh phó giám đốc, lần đầu chúng tôi chọn đội khá yếu của công ty và đã thắng 6-2. Ở trận đó, anh em bất ngờ có được những trận cười muốn vỡ bụng với thế đánh độc cước của tôi. Đến trận sau, đối thủ là cặp có tay nghề kha khá hơn, tôi phải băng thêm vai phải. Vì chơi thế độc cước, lực không phân bổ toàn thân nên khớp vai đau nhừ, nếu không băng vai thì không thể nhấc tay lên được! Trận này, chúng tôi lại thắng  6-3! Lâu ngày không ra sân tennis, bây giờ mọi người đều cảm thấy thật khỏe khoắn sau một buổi vận động!
Ba tuần sau đó, cặp chúng tôi lần lượt tiễn các tay vợt mạnh khác ra sân, với kết quả đánh 18 trận, chúng tôi thắng 17 và thua một trận. Càng đánh càng kỳ thú, càng hấp dẫn.
Đã có sự bất bình thường xảy ra?
Phải chăng các anh em nhường thắng lợi cho tay vợt “tàn tật” nhưng lại là giám đốc? Anh trưởng phòng kỹ thuật, người cũng nếm mùi thất bại, đã nhiều lần thốt lên: “Thật không thể nào hiểu nổi”! Vâng, thật không thể nào hiểu nổi vì các anh ấy thật sự muốn hạ đối phương nhưng kết quả lại thảm bại. Thật ra, trước đây khi còn khỏe tôi cũng thường bắt cặp với anh phó giám đốc, dẫu khá hợp ý trong chiến thuật, chiến lược nhưng đôi khi vẫn giành nhau, vẫn lấn sân và đổ lỗi cho nhau sau mỗi trận đánh. Ai cũng nghĩ: thua là do đồng đội chứ không phải do mình! Về nhà còn hậm hực!
Bây giờ thì thật phân minh! Anh giám đốc là tôi chỉ đứng trên lưới và đứng gần ngang giữa sân. Ai đánh banh qua gần thì đỡ, xa thì bỏ, dễ thì chơi, hiểm hóc quá thì… đứng nhìn! Ai leo lên đúng tầm thì  đập banh, banh cao quá thì thả ra phía sau, không ham banh, không giành giật, không lấn sân… Khi xẹt thì tùy vị trí đối phương mà cố gắng xẹt banh qua trái hay phải, xa hay gần. Banh đưa qua thì chỉ nhẹ nhàng bỏ những chỗ hiểm, trống, họa hoằn lắm quả nào đối phương đưa ngon ăn mới đập và đập là chắc thắng! Không nóng giận, không mưu mẹo, không vội vàng...
Với vị trí của mình, anh phó giám đốc tha hồ tung hoành ngang dọc! Anh phải chịu những cú mạnh nhất, những cú lốp, những cú tạt, anh chạy khắp sân vì cố gắng cứu đường banh hiểm. Anh thật sự dùng hết sức mình, khá vất vả! Khi tôi xẹt, anh sẵn sàng đón những đường banh trả về phía tôi và thường thành công! Nhờ phối hợp nhịp nhàng và hiểu ý, tôi thường buộc đối phương phải trả những quả banh mồi cho anh đập! Nhờ đứng yên một khu vực, tôi nhìn bao quát được lối đánh, thế mạnh, điểm yếu của đối phương trong ngày hôm đó, vì vậy dễ dàng khống chế cái sở trường mà ép người ta dùng sở đoản. Và, rõ ràng chúng tôi đã chiến thắng!
Bài học từ trái banh nỉ
Trên sân bóng, khi cả hai đối tác đã phân công công việc, phải hoàn toàn tin vào nhau để cùng đạt được mục tiêu thành công. Chiến thuật đánh banh như thế nào, bỏ nhỏ ở đâu, đập banh lúc nào… hãy để cho người được ủy quyền, được giao nhiệm vụ suy nghĩ và tùy theo thực tế mà hành động! Người đánh cặp, không nên can thiệp quá sâu và cũng không nên phê phán quá nặng mỗi khi bóng ra ngoài hoặc vào lưới. Tennis là thế và trong cuộc sống, trong công ty cũng thế. Giám đốc ủy quyền hoặc giao nhiệm vụ cho phó giám đốc hay những người dưới quyền khác mà không cụ thể, không rõ ràng thì làm việc gì cũng dễ đụng đến sếp cả. Lúc thành công thì chỉ thấy công của sếp, còn thất bại thì rõ ràng là do cấp dưới. Nếu tình hình cứ thế tiếp tục thì cấp dưới dần dần sẽ mất đi sự năng động, thiếu sáng tạo, và nếu sếp có giao việc thì cứ “sai đâu đánh đó” cho chắc ăn!
Vậy, nếu bạn là sếp, khi đã giao cho cấp dưới việc gì thì hãy tin vào họ! Hãy để họ hành động theo cách của mình. Đức Phật từng dạy các đệ tử, nếu nhìn ngón tay chỉ mặt trăng mà cho rằng ngón tay là mặt trăng thì không thể nào nhận ra được chân lý.
Trở lại chuyện đánh tennis, vừa khỏe, vừa vui, vừa ngẫm nghĩ đến đôi điều triết lý, cũng là một chút thú vị ở đời!     
(Theo TBKTSG)

Bắt đầu không phải từ vốn

Nếu bạn nghĩ rằng đối với những thanh niên trẻ muốn trở thành DN phải có vốn đầu tư, thì đó là một suy nghĩ sai lầm. Vốn để khởi sự DN có thể tự tạo từ hai bàn tay trắng, chỉ cần bạn biết nắm lấy cơ hội và không từ bỏ ước mơ của mình.
Patrick Ryan - Chủ tịch, Tổng Giám đốc của tập đoàn môi giới bảo hiểm lớn thứ hai thế giới Aon Corp đã nhận định như vậy. Năm 22 tuổi, ông không hề có một đồng vốn trong tay nhưng lại có một ước mơ cháy bỏng muốn làm nhà DN. Sau khi tìm hiểu một số ngành nghề để phát triển, Ryan phát hiện ra rằng có một loại nghề kinh doanh mà không cần nguồn vốn nào, đó là nghề môi giới bảo hiểm. Ryan quyết định chọn lĩnh vực ôtô để đi bán bảo hiểm vì cha ông là người bán hàng tại một shop ôtô. Ông nảy ra sáng kiến thuyết phục các DN ôtô bán bảo hiểmvà đảm bảo rằng bảo hiểm sẽ được bán ngay tại các cửa hàng bán xe. Nghề bán bảo hiểm không phải là một trong những nghề "có giá" trên thị trường và nó cũng không phải là một trong những lĩnh vực có thể phát triển nhanh trong thương trường vào những năm 60. Thế nhưng đối với Ryan: “Tôi nhìn thấy lĩnh vực này như là một con đường quốc lộ rất rộng mở. “Sau đó, Ryan tiếp tục làm môi giới bán bảo hiểm ở các lĩnh vực khác như : hàng không, năng lượng và giải trí. Với bất kỳ lĩnh vực nào, Ryan đều thuê những người chuyên biệt cho từng khu vực, những người trở thành những nhà tư vấn cho khách hàng và phải say mê đối với thị trường bảo hiểm.
Trở thành Tổng Giám đốc của Aon với số cổ phiếu trị giá hàng trăm triệu USD, Ryan cho biết: “Trong vòng 30 ngày tôi đã mua Cty bán bảo hiểm lớn thứ bảy trên thế giới". Tuy nhiên, vào cuối những năm 90, Ryan lại phải đối đầu với những khó khăn về tài chính và nhân lực quản lý trong Cty. Và một đòn nữa lại giáng xuống Aon khi Cty mất 175 nhân viên trong vụ tấn công Trung tâm thương mại thế giới tại New York vào tháng 9/2001. Sau khi cải tổ lại cơ cấu cty, Aon lại bắt đầu thu lại lợi nhuận hơn bao giờ hết. Năm 2003 Cty đã thu lãi 663 triệu USD và có 54.000 nhân viên tại 125 quốc gia trên thế giới. Ryan bắt đầu mở rộng thị trường tại Trung Quốc và ấn Độ. Ông tin rằng mô hình kinh doanh của ông sẽ tiếp tục thành công vì việc thị trường và công nghệ càng phát triển cao bao nhiêu thì vai trò của các nhà môi giới bán bảo hiểm sẽ càng trở nên quan trọng đối với khách hàng. " Lĩnh vực bảo hiểm thay đổi nhanh chóng. Khi mà thị trường và các sản phẩm trên thị trường càng trở nên phức tạp bao nhiêu thì khách hàng càng cần được hướng dẫn để có được những giá cả tốt nhất, những chương trình tốt nhất cho cuộc sống và những dịch vụ tốt nhất" - Ryan khẳng định.
(Theo DĐDN)

Tự học cách khích lệ

"Mỗi lần vấp là một lần trót dại, ai nên
khôn mà chẳng dại đôi lần"
Vào những lúc mình chỉ vấp ngã nhỏ, bạn chớ nên nản lòng mà hãy biết cách tự mình khích lệ mình để vượt qua. "Mỗi lần vấp là một lần trót dại, ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần" – Khi bạn đã có thể nói được điều đó thì cũng có nghĩa là bạn đã có thể thắng được cảm giác thất bại mà vươn lên
Có lẽ trong cuộc đời, chắc không ít lần bạn rơi vào tình trạng gặp một chút trắc trở đã buồn phiền, tâm trạng không vui, tinh thần chán nản. Và tất nhiên sau đó, sự chán nản còn ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của bạn. Có khi sự ảnh hưởng còn kéo dài tới cả tháng, tệ hơn là vài tháng. Vì thế, vào những lúc mình chỉ vấp ngã nhỏ, bạn chớ nên nản lòng mà hãy biết cách tự mình khích lệ mình để vượt qua. "Mỗi lần vấp là một lần trót dại, ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần" – Khi bạn đã có thể nói được điều đó thì cũng có nghĩa là bạn đã có thể thắng được cảm giác thất bại mà vươn lên.
Bạn tự nhủ với bản thân như thế nào thì bạn sẽ phát triển theo hướng như thế. Vì thế, bạn phải học cách tự khích lệ. Những người thành công từ trước đến nay đều không phải thành công trong chán nản, buồn rầu thối chí. Dù gặp phải trắc trở phiền phức đến thế nào, họ cũng đều tin tưởng bản thân nhất định vượt qua được cửa ải cam go đó. Hãy chủ động tìm kiếm phương pháp giải quyết vấn đề, biết tự đốc thúc bản thân mình, không ngừng nỗ lực thì khó khăn nào cũng vượt qua được.
Có một thực tế rõ ràng, nhiều việc được xem là khó khăn vô cùng nhưng người có ý chí nên vượt qua được còn phần lớn những người không thể bởi ngay từ lúc chưa bắt tay vào việc họ đã sẵn ý nghĩ không chắc mình sẽ thành công. Phải chăng trong lòng bạn cũng có một giới hạn như thế, rất khó vượt qua nên bạn luôn tự nhủ: mình làm không nổi. Hãy đừng bao giờ để mình rơi vào hoàn cảnh như vậy.
Trong công việc, chỉ cần bạn cảm thấy bản thân mình làm được thì cứ mạnh dạn làm, rồi bạn sẽ có của cải và thành công, của cải và thành công đều từ đó mà ra. "Không có việc gì khó - Chỉ sợ lòng không bền – Đào núi và lấp biển - Quyết chí ắt làm nên" – Không phải ngẫu nhiên mà lời dạy của Bác Hồ lại trở thành chân lý.
Vì vậy, để giúp mình có thể thành công trong cuộc sống, trong kinh doanh, bạn đừng bỏ qua ba nguyên tắc quan trọng đã được những người thành đạt tổng kết:
1. Thường xuyên khích lệ mình để bản thân duy trì một trạng thái tâm lý tốt.
2. Chỉ cần bản thân có tinh thần lạc quan muốn vươn lên, càng đặt mục tiêu cao thì thành tích sẽ lớn.
3. Bất kể bạn muốn thành công trên lĩnh vực nào cũng đều phải hiểu được quy luật phát triển của sự việc ở phương diện đó và cần hiểu được áp dụng quy luật này như thế nào, đồng thời không ngừng tiến hành suy nghĩ, nghiên cứu, học tập và lên kế hoạch.
Tự khích lệ không chỉ giúp con người đạt thành công lớn hơn trên cơ sở hiện có mà còn khích lệ con người từ kẻ yếu trở thành kẻ mạnh, từ thất bại đi đến thành công, từ tai họa đi đến may mắn, từ nghèo khó trở thành người giàu có. Trong cuộc sống bạn đừng bao giờ quên điều này: Dù phải đối diện với bất kể khó khăn lớn đến đâu cũng không được chùn bước mà phải biết tự khích lệ, tin tưởng vào bản thân mình thì thành công sẽ luôn mỉm cười với bạn.
(Theo Xitrum)



Biến sở thích thành nghiệp kiếm tiền

Theo các chuyên gia việc làm, thành công của rất nhiều doanh nghiệp ngày nay bắt nguồn từ việc người chủ của nó biết theo đuổi sở thích riêng. Vậy tại sao bạn phải làm những thứ mình không thích, khi có những lời khuyên như sau về nghề nghiệp?
1. Khám phá khả năng
Hãy xem xét kiểu kiếm tiền nào khiến bạn thấy hứng thú nhất. Để làm điều này, bạn có thể lật mở những trang vàng trong danh bạ điện thoại hoặc lên mạng tìm kiếm các loại ngành nghề khác nhau để tham khảo.
Hoặc bạn có thể làm ngược lại: hỏi han và tham khảo xem thị trường địa phương của bạn đang có nhu cầu gì và xem trong số các nhu cầu đó, cái nào thích hợp với tầm tay và con tim của bạn nhất.
Chẳng hạn, bạn thích nuôi chó và thi thoảng dạy chúng vài trò thú vị. Hãy bắt đầu tìm đọc các sách báo, tạp chí liên quan tới nuôi dạy chó, bảo vệ và chăm sóc chó cũng như sách về tâm lý các loài vật nuôi.
Sau khi đọc hàng loạt tư liệu như vậy, nếu bạn máu mê kinh doanh, có thể bạn sẽ tìm ra được một việc gì đó để làm trong ngành nghề liên qua tới chó.
2. Hỏi ý kiến chuyên gia
Hãy tới các văn phòng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các cơ quan tương tự ở địa phương. Ngoài việc cung cấp cho bạn nhiều thông tin thực tế, học còn cho bạn cơ hội được tham gia nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp mà qua đó bạn có thể học hỏi và làm quen dần với công việc. Và thông qua những sự kiện như vậy, đừng bỏ qua bất cứ chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nào mà nhà nước đưa ra.
Bạn cũng đừng quá vội vã mà hãy dành chút thời gian tham gia một khoá học ngắn hạn về kinh doanh tại một trung tâm hay trường đại học nào đó gần nhất. Bạn cũng nên tham gia làm việc tình nguyện cho một dự án hay công trình nào đó chỉ để lấy kinh nghiệm mà không màng tới lợi nhuận ban đầu. Đó chính là dịp để bạn có những mối quan hệ và kinh nghiệm đầu tiên trong kinh doanh mà mức độ trả giá sẽ không đáng kể.
3. Tiến hành cuộc điều tra thị trường nhỏ
Hãy nói chuyện với nhiều người, từ các doanh nghiệp cho tới người dân trong phạm vi bạn ở, về những gì liên quan tới công việc bạn sắp làm.
Sẽ rất bổ ích nếu một người đang muốn khởi nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vật nuôi dành thời gian nói chuyện với các bác sỹ thú y địa phương, những người nuôi chó và chủ các cửa hàng chó trong khu vực. Đây sẽ là những thành phần có liên quan tới sự nghiệp của bạn trong tương lai với tư cách là khách hàng, đối tác hay địch thủ.
4. Lập một kế hoạch kinh doanh đơn giản
Có hàng trăm ngàn cuốn sách có thể hướng dẫn bạn từng bước một trong việc lập một kế hoạch kinh doanh cho mình từ chỗ chưa có gì thành hình. Bất cứ bạn định khởi nghiệp trong lĩnh vực gì, không được quên bước tối cần thiết này.
Bạn phải thấy rõ được mặt trái, mặt phải và những thực tế đang xảy ra thông qua bản kế hoạch này. Nói cách khác, kế hoạch này sẽ là khung hành động của bạn trong thời gian đầu.
5. Bắt tay làm đi thôi!
Một khi đã quyết định khởi sự doanh nghiệp từ một sở thích của mình, bạn phải làm ngay lập tức. Đó là kinh nghiệm của một phụ nữ yêu thích việc cắm hoa đã làm.
Sau nhiều năm cắm hoa giúp cho bạn bè và người thân trong các dịp trọng đại, người này đã có quanh mình hàng trăm kiểu thiết kế hoa khác nhau. Một ngày nọ, cô quyết định bắt chúng phải mang lại tiền bạc cho mình thay vì chỉ những lời cảm ơn trước kia.
Nghĩ là làm, cô chất 10 kiểu hoa khác nhau lên xe và bắt đầu đi từ cửa hàng hoa này sang cửa hàng hoa khác. Cuối buổi chiều, cô đã bán hết hoa và quan trọng hơn, nhận được nhiều đơn hàng cho các ngày tiếp theo. Ngày nay, cô đang nhận thầu số lượng lớn cho các cửa hiệu hoa trong vùng và đó là sự nghiệp chính của cô.
(Theo HRVietnam)

Tinh tế để thành công

Phụ nữ không thích thì thôi, khi đã thích dự vào hoạt động xã hội thì rất mong lãnh đạo nhận biết ưu điểm của mình. Để đạt được mong muốn này, hãy nên tinh tế quan sát và hành động.
Khéo nhận biết môi trường, đề xuất ý kiến hợp lý 
Có nghĩa là khéo léo nhận ra cá tính, đặc điểm, xu hướng nhìn người nhìn việc của các vị lãnh đạo, điều này sẽ thu được nếu bạn biết chắt lọc từ mỗi cử chỉ nhỏ nhặt hàng ngày. Ví như chiếc bàn làm việc của sếp chẳng hạn, mọi đồ vật ngay ngắn gọn gàng, sạch như lau chứng tỏ vị ấy nghiêm túc đến chỉn chu; nếu giấy tờ ngổn ngang bừa bãi chứng tỏ vị ấy khá biếng nhác, thiếu khoa học. Nếu sếp hay nói tôi hy vọng, theo tôi thì... có nghĩa là vị ấy khá tự tin và có tính cách cầu thị.
 
Tích cực biểu lộ sự nhiệt tình với công việc
 
Nếu bạn nhờ người khác giúp đỡ mà bị từ chối, bạn sẽ thấy không vui. Thế khi bạn cự tuyệt người khác thì sao? Nếu người bị từ chối chính là sếp thì sao? Hãy xác định, về nguyên tắc, mọi yêu cầu của lãnh đạo có liên quan tới công việc đều là mệnh lệnh; hãy chấp hành trung thực.
 
Người lãnh đạo sáng suốt thường rất biết coi trọng nỗ lực có hiệu quả của nhân viên. Khi sếp vạch ra một kế hoạch dài hạn kỳ, bạn hãy cố gắng nắm bắt và lắng nghe, chủ động gánh vác công việc phù hợp và đề xuất kiến nghị đáng có. Nếu có thắc mắc, đừng nên hỏi cắt ngang khi sếp đang truyền lệnh.
 
Giữ vững thái độ tự nhiên khi giao tiếp
 
Sếp cũng là người phàm, lại chịu áp lực công việc nhiều hơn nhân viên, chuyện cáu kỉnh mắng mỏ là đương nhiên có. Đôi khi, họ vô duyên nổi khùng khiến nhân viên điên đầu. Nhưng là người ở vị trí dưới, bạn nên cố gắng giữ thái độ tự nhiên khi giao tiếp, tự nhiên đến độ khi cùng sếp đi dự một cuộc họp hoặc khi trao đổi về công việc, bạn có thể lồng vào đó sự giới thiệu những nỗ lực và kết quả mà mình làm được.
 
Khi sếp có ý đánh giá cao năng lực của bạn, bạn cũng đừng nên quá khiêm tốn; hãy thể hiện sự cảm ơn chân thành về những lời khen của sếp, vị ấy sẽ rất hài lòng.
 
Kịp thời nhờ lãnh đạo góp ý
 
Bạn là nhân viên của bộ phận này, nhưng lãnh đạo bộ phận khác lại nhờ bạn làm việc kia. Đừng nên lúng túng từ chối hoặc nhẫn nại đi làm, hãy mạnh dạn và cầu thị xin ý kiến ở người lãnh đạo trực tiếp của mình. Về nguyên tắc, bạn nhận mệnh lệnh từ sếp trực tiếp của mình. Nếu vị ấy đồng ý, bạn hãy nhận làm giúp vị kia. Làm thế, sếp của bạn cảm thấy trọn vẹn quyền lực của mình.
(Theo Thế Giới Phụ Nữ)
 
Back To Top
Copyright © 2014 những kỹ năng sống cần thiết . Designed by OddThemes